NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI Ở TRẺ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là một bệnh rất thường gặp ở khắp nơi trên thế giới. Bệnh có đặc điểm mạn tính, thường hay tái phát và có những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, gây thủng ổ loét, hẹp môn vị và có thể dẫn đến thoái hóa ác tính ở dạ dày, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, kết quả nội soi trẻ viêm loét dạ dày tá tràng; Tìm hiểu một số mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với kết quả nội soi ở trẻ viêm loét dạ dày tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 bệnh nhi được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng có nội soi dạ dày tá tràng tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2023 đến tháng 5/2024. Kết quả: Trong nghiên cứu, có 59 trẻ lớn > 8 tuổi chiếm 78,7%, 16 trẻ ≤ 8 tuổi; nhỏ nhất là 3 tuổi, lớn nhất là 16 tuổi. Tuổi trung vị là 12 (10-14) tuổi. Tỷ lệ nam/nữ: 1,9/1. Triệu chứng đau bụng chiếm tỷ lệ cao nhất (90,7%), tỷ lệ Clo-test dương tính chiếm 81,3%. Kết luận: Có mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng da niêm mạc nhạt màu, đi cầu phân đen và nôn ra máu với đặc điểm hình ảnh tổn thương dạ dày tá tràng trên nội soi. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p<0,05. Có mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu và hình thái tổn thương và số lượng ổ loét trên nội soi, p<0,05.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm loét dạ dày tá tràng, hình ảnh nội soi, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Bộ môn Nội, Đại học Y Hà Nội. Bệnh loét dạ dày tá tràng. Giáo trình Nội khoa, NXB Y Học. 2015. 14-32.
3. Domșa A. T., Lupușoru R., and Gheban D. Helicobacter pylori Gastritis in Children-The Link between Endoscopy and Histology. 2020. doi: 10.3390/jcm9030784 .
4. Kawakami E., et al. Clinical and histological features of duodenal ulcer in children and adolescents. J Pediatr (Rio J). 2004. 321-325, https://doi.org/10.1590/S002175572004000500013.
5. Nguyễn Thị Út và Lê Thanh Hải. Bước đầu đánh giá hiệu quả diệt Helicobacter pylori của phác đồ tuần tiến trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em. Tạp chí Y học Thực hành 7. 2010. 39-41.
6. Ecevıt ÇÖ, et al. Peptic ulcer disease in children: an uncommon disorder with subtle symptomatology. Turk J Gastroenterol. 2012. 666-669.
7. Nguyễn Thị Việt Hà và cộng sự. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm, loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori ở trẻ em. Bệnh viện Nhi Trung ương. 2010.
https://benhviennhitrunguong.gov.vn/dac-diem-lam-sang-va-can-lam-sang-cua-viem-loet-daday-ta-trang-do-helicobacter-pylori-o-tre-em.html.
8. Nguyễn Thị Việt Hà và Nguyễn Gia Khánh. Đánh giá tình trạng nhiễm Helicobacter pylori trong một năm sau điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2010. 14 (4), 1-5.
9. Tăng Xuân Hải, Đặng Quốc Đạt, Vũ Đình Bắc, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Phạm Văn Hùng. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ở trẻ viêm, loét dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Tạp Chí Y học Cộng đồng. 2024. 65(3), 230-236.
10. Wong B. P., et al. Complications of peptic ulcer disease in children and adolescents: minimally invasive treatments offer feasible surgical options. J Pediatr Surg. 2006. 2073-2075, https://doi.org/10.1016/j.jpedsurg.2006.08.009.
11. Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Nguyễn Đình Tuyến. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 514(1), 186-190.