CHẢY MÁU TRONG NÃO TỰ PHÁT CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG

Đinh Hữu Hùng1,
1 Trường Đại học Tây Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chảy máu trong não tự phát (không do chấn thương) là một dạng đột quỵ cấp tính. Bệnh có nhiều biến chứng, nhiều tàn tật và gây tử vong cao. Trong các thập kỷ qua, các hướng dẫn điều trị bệnh nhân chảy máu trong não tự phát đã được công bố. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị trong các hướng dẫn này chưa thực sự hiệu quả và chưa có đầy đủ bằng chứng. Để cải thiện kết cục điều trị và giảm tỉ lệ tử vong, cần có thêm nhiều bằng chứng mới và bệnh nhân cần được điều trị sớm, toàn diện bằng các phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Gần đây, có nhiều bằng chứng quan trọng từ các thử nghiệm lâm sàng về điều trị chảy máu trong não tự phát. Từ các bằng chứng này, đã có những hướng dẫn mới ra đời. Hiện nay, các phương pháp điều trị chủ yếu trong giai đoạn cấp bao gồm: kiểm soát sự lan rộng của khối máu tụ, phẫu thuật sớm, ngăn chặn các biến chứng và tổn thương não thứ phát. Việc cập nhật những tiến bộ trong điều trị bệnh lý này qua tổng quan và phân tích những thông tin từ y văn có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết cho các bác sĩ lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Greenberg S.M., Ziai W.C., Cordonnier C., Dowlatshahi D., Francis B., et al. 2022 Guideline for the management of patients with spontaneous intracerebral hemorrhage: a guideline from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2022. 53, e282-e361.
2. Murthy SB. Emergent management of intracerebral hemorrhage. CONTINUUM: Lifelong Learning in Neurology. 2024. 30, 641-661.
3. Seiffge D.J., Anderson C.S. Treatment for intracerebral hemorrhage: Dawn of a new era. International Journal of Stroke. 2024. 19, 482-489.
4. Li Z., Khan S., Liu Y., Wei R., Yong V.W., et al. Therapeutic strategies for intracerebral hemorrhage. Frontiers in Neurology. 2022. 13, 1032343.
5. Magid-Bernstein J., Girard R., Polster S., Srinath A., Romanos S., et al. Cerebral hemorrhage: pathophysiology, treatment, and future directions. Circulation research. 2022. 130, 1204-1229.
6. Ruff I.M., de Havenon A., Bergman D.L., Dugue R., Frontera J.A., et al. 2024 AHA/ASA Performance and Quality Measures for Spontaneous Intracerebral Hemorrhage: A Report From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2024.
7. Li G., Lin Y., Yang J., Anderson C.S., Chen C., et al. Intensive ambulance-delivered bloodpressure reduction in hyperacute stroke. New England Journal of Medicine. 2024.
8. Ma L., Hu X., Song L., Chen X., Ouyang M., et al. The third Intensive Care Bundle with Blood Pressure Reduction in Acute Cerebral Haemorrhage Trial (INTERACT3): an international, stepped wedge cluster randomised controlled trial. The Lancet. 2023. 402, 27-40.
9. Bhalla A., Clark L., Fisher R., James M. The new national clinical guideline for stroke: an opportunity to transform stroke care. Clinical Medicine. 2024. 24, 100025.
10. Brunström M., Burnier M., Grassi G., Januszewicz A., Muiesan M.L., et al. 2023 ESH Guidelines for the management of arterial hypertension The Task Force for the management of arterial hypertension of the European Society of Hypertension. Endorsed by the International Society of Hypertension (ISH) and the European Renal Association (ERA). Journal of Hypertension. 2023. 41, 1874-2071.
11. Balali P., Hart R.G., Smith E.E., Saad F., Colorado P., et al. Cerebral microbleeds and asundexian in non-cardioembolic ischemic stroke: Secondary analyses of the PACIFICSTROKE randomized trial. International Journal of Stroke. 2023, 17474930231216339.
12. Pradilla G., Ratcliff J.J., Hall A.J., Saville B.R., Allen J.W., et al. Trial of early minimally invasive removal of intracerebral hemorrhage. New England Journal of Medicine. 2024. 390, 1277-1289.