KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC TẠI MỘT BỆNH VIỆN HẠNG I
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tương tác thuốc - thuốc thường xảy ra trên bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tần suất, mức độ nặng của tương tác thuốc và các yếu tố ảnh hưởng trên bệnh nhân tại một Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu thực hiện tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, một bệnh viện hạng I với dữ liệu là hồ sơ bệnh án rời khoa từ tháng 9/2021 – 3/2022. Kiểm tra tương tác thuốc bằng Micromedex và Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định của Bộ Y tế. Kết quả: Trong số 121 bệnh nhân được đem vào phân tích, số thuốc trung bình một ngày điều trị là 4 2,8, số thuốc trung bình cả đợt điều trị là 31 12,6. Tần suất xảy ra tương tác thuốc trên bệnh nhân là 120/121 (99,2%). Số lượt tương tác thuốc/mỗi ngày/bệnh nhân là 3 1,8. Có 219 cặp tương tác thuốc được phát hiện với trung bình có 10 7,9 cặp tương tác thuốc/bệnh nhân. Tương tác thuốc mức độ chống chỉ định, nghiêm trọng và trung bình xảy ra lần lượt ở 18,2%, 92,6% và 86,0% bệnh nhân. Ba cặp tương tác thuốc chống chỉ định phổ biến nhất là Fentanyl – Linezolid (33,9%), Ephedrin – Linezolid (14,1%) và Haloperidol – Levofloxacin (9,9%). Nhóm thuốc tim mạch xuất hiện trong 39,4% cặp tương tác thuốc. Tuổi, thời gian nằm tại khoa, số thuốc trung bình một ngày điều trị và số thuốc cả đợt điều trị làm tăng số lượt tương tác thuốc (p <0,05). Kết luận: Tương tác thuốc xảy ra phổ biến với mức độ nghiêm trọng và chống chỉ định chiếm tỷ lệ cao trên bệnh nhân Hồi sức tích cực – Chống độc. Cần có các chiến lược can thiệp để phát hiện, xử lý và phòng tránh tương tác thuốc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tương tác thuốc, bệnh nhân, khoa hồi sức tích cực, yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo
2. Moura C, Prado N, Acurcio F. Potential drug-drug interactions associated with prolonged stays in the intensive care unit: a retrospective cohort study. Clin Drug Investig. 2011. 31(5), 309-16, doi: 10.1007/BF03256929.
3. Bộ Y tế. Dịch tễ Dược học. Nhà xuất bản Y học. 2014. 226
4. Janković S.M., Pejčić A.V., Milosavljević M.N., Opančina V.D., Pešić N.V., et al. Risk factors for potential drug-drug interactions in intensive care unit patients. J Crit Care. 2018 Feb. 43, 16, doi: 10.1016/j.jcrc.2017. 08, 021.
5. Uijtendaal E.V., van Harssel L.L., Hugenholtz G.W., Kuck E.M., Zwart-van Rijkom J.E., et al. Analysis of potential drug-drug interactions in medical intensive care unit patients. Pharmacotherapy. 2014 Mar. 34(3). 213-9, doi: 10.1002/phar.1395.
6. Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Thu Thảo, Vũ Thu Thảo, Võ Thị Hà, Nguyễn Hoài Nam. Tương tác thuốc trên bệnh nhân ngoại trú được kê từ năm thuốc trở lên tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020. 24(5), 24-29.
7. Riera P., Sole N., Suárez J.C., López P.A., Fonts N., et al. Drug-drug interactions in an intensive care unit and comparison of updates in two databases. Farm Hosp. 2022 Aug 25. 46(5), 290-295, PMID: 36183229, https://doi.org/10.7399/fh.13180.
8. Al-Ramahi R., Raddad A.R., Rashed A.O., Bsharat A, Abu-Ghazaleh D, et al. Evaluation of potential drug- drug interactions among Palestinian hemodialysis patients. BMC Nephrol. 2016 Jul 26. 17, 96, doi: 10.1186/s12882-016-0317-4.
9. Wang H., Shi H., Wang N., Wang Y., Zhang L., et al. Prevalence of potential drug - drug interactions in the cardiothoracic intensive care unit patients in a Chinese tertiary care teaching hospital. BMC Pharmacol Toxicol. 2022 Jun 14. 23(1), 39, doi: 10.1186/s40360-022-00582-6.