TẦN SUẤT ỨNG DỤNG VÀO LÂM SÀNG CỦA CÁC KỸ NĂNG Y KHOA TIỀN LÂM SÀNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các kỹ năng y khoa tiền lâm sàng có thể giúp người học y khoa củng cố, tích hợp các kỹ năng cần thiết trong thực hành lâm sàng. Nâng cao năng lực cho các cán bộ y tế các kỹ năng y khoa tiền lâm sàng cần được nghiên cứu và triển khai trong đào tạo, tối ưu hóa sử dụng kỹ năng y khoa tiền lâm sàng cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và năng lực điều trị cho cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tần suất ứng dụng trong lâm sàng của các kỹ năng y khoa tiền lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.002 cán bộ y tế đang học sau đại học chuyên khoa cấp 1, cao học, bác sĩ nội trú và cán bộ y tế trẻ mới công tác dưới 12 tháng tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tần suất ứng dụng vào thực hành lâm sàng của các nhóm kỹ năng giao tiếp đang giảng dạy tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có điểm trung bình là 7,88-8,13 điểm theo thang đo mức độ 1 đến 10; các nhóm kỹ năng thăm khám là 7,19-8,03 điểm; các nhóm kỹ năng thủ thuật dao động từ 6,86 đến 8,46 điểm. Kết luận: Tần suất ứng dụng các nhóm kỹ năng giao tiếp, thăm khám, thủ thuật đạt mức cao, cần được tăng cường thực hành trên môn phỏng và trên lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tần suất ứng dụng, tiền lâm sàng, kỹ năng y khoa
Tài liệu tham khảo
2. H Lamberts et al. Reason for Encounter-, Episode- and Process-Oriented Standard Output from the Transition Project. Huisaats en Wentenschap. 1992. 35(4), 175-177.
3. Sherry Liang, Matthew J. DiVeronica, & Sherril B. Gelmon. The Experiential Improvement Curriculum: Teaching Improvement Science to Preclinical Medical Students in Primary Care. PRiMER. 2021. 5(12), 1-4. doi:10.22454/PRiMER.2021.622810.
4. Tống Dương Thiệu Tống. Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục. 2005. NXB Giáo dục, Hà Nội.424.
5. Sheila S. Qureshi, & Adam H. Larson & Venkat R. Vishnumolakala. Factors influencing medical students’ approaches to learning in Qatar. BMC Medical Education. 2022. 22(446), 18. doi:10.1186/s12909-022-03501-9.
6. Dang Thanh Hong. Factors Affecting Results of Pre-clinical Phase1 of Medical Students: A Research in Mekong Delta. International Journal of Social Science and Education Research Studies. 2023. 3(9), 1883-1888. doi:10.55677/ijssers/V03I9Y2023-15.
7. Pradeep Kumar Sahu, Vijay Kumar Chattu, & A. R. Best practices to impart clinical skills during preclinical years of medical curriculum. Journal of Education and Health Promotion. 2019. 8(57), 1-8. doi:10.4103/jehp.jehp_354_18.
8. Kara E Sawarynski, Stephanie M Swanberg, & Victoria A Roach. Fostering Early Preclinical Experiences for Developing Knowledge, Skills, and Confidence in Key Residency Competencies Through Participation in a Medical Student Research Training Program. Journal of Medical Education and Curricular Development. 2021. 8, 1-5. doi:10.1177/23821205211054965.
9. Michael Nnaemeka Ajemba, & Chinweike Ikwe and Judith Chioma Iroanya. Effectiveness of simulation-based training in medical education: Assessing the impact of simulation-based training on clinical skills acquisition and retention: A systematic review. World Journal of Advanced Research and Reviews. 2024. 21(01), 1833–1843. doi:10.30574/wjarr.2024.21.1.0163.