PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Lương Kim Thùy1,, Huỳnh Thị Mỹ Duyên2
1 Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá cả hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là mục tiêu chung chiến lượt quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và là nhiệm vụ của khoa dược mỗi bệnh viện [2]. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích hoạt động lựa chọn, mua thuốc và đánh giá hoạt động tồn trữ bảo quản, cấp phát thuốc năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, đối tượng là các thuốc có trong danh mục thuốc của bệnh viện, các thuốc sử dụng năm 2021, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ liên quan đến hoạt động tồn trữ bảo quản, cấp phát thuốc. Kết quả: Danh mục thuốc gồm 198 hoạt chất chia thành 22 nhóm, trong đó nhóm chống nhiễm khuẩn chiếm 16,7%, khoáng chất và vitamin 11,6%, thuốc điều trị bệnh da liễu 8,6%; Giá trị sử dụng thuốc ngoại chiếm 70,1%, biệt dược gốc chiếm 59,8%. Phân tích mô hình bệnh tật các bệnh của da và tổ chức dưới da chiếm tỷ lệ cao nhất 71,9%; bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật chiếm 19,8%. Phân tích ABC nhóm A chiếm 74,2%. Nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm A là nhóm sinh phẩm y tế chiếm 68%. Phân tích VEN trong nhóm A, nhóm V chiếm 28,9% và không có nhóm N trong nhóm A. Đánh giá các yếu tố nhân sự, nhà kho, trang thiết bị, điều kiện bảo quản, nhập hàng, cấp phát, hồ sơ tài liệu, tự thanh tra phù hợp với quy định thông tư 36/TT-BYT. Kết luận: Danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện da liễu, tỷ lệ nhóm sinh phẩm y tế chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ sử dụng thuốc generic thuốc sản xuất trong nước chưa cao. Hoạt động tồn trữ bảo quản, cấp phát thuốc tại kho dược bệnh viện thực hiện theo quy định hiện hành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2018), Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2014), Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014, Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
3. Trần Văn Hà (2012), Đánh giá vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn và giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Tiền Hải – tỉnh Thái Binh năm 2012, Luận án dược sĩ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học dược, Hà Nội.
4. Đào Thị Khánh (2013-2016), Nghiên cứu một số biện pháp can thiệp đối với danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân Y 103 giai đoạn 2013 – 2016, Luận án Tiến sĩ Dược học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 68-77.
5. Nguyễn Minh Quân (2018), Thực trạng cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc, tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018, Luận văn chuyên khoa II Tổ chức quản lý dược, Trường đại học y tế công cộng Hà Nội.
6. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115, Luận án tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
7. Gamal Osman Elhassan, Baha Eldin Suliman Khalid, Abu Bakr Abd Alrouf, Jawed Akhtar,
Riyaz Khan and et al. (2014), Good Storage Practice in Pharmaceutical Manufacturing Plants in Khartoum State of Sudan. Indo Global Journal of Pharmaceutical Sciences, 4(2), pp.100-102.
8. Kathleen Holloway, Terry Green (2004), Drug and therapeutics Committees A practical guide, pp.84-86.
9. World Health Organization (2003), Guide to good storage practices for pharmaceuticals, WHO Technical Report Series, No. 908.
10. World Health Organization (2014), Guidelines on Good Storage and Distribution Practices of Pharmaceutical Products in Lebanon, No.3, pp.3-6.