NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh đái tháo đường týp 2 là bệnh lý thường gặp đi kèm tăng acid uric máu, là một đặc điểm của các bệnh rối loạn chuyển hóa thường đồng hành, đan xen, chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ và mức độ tăng acid uric máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2; 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tăng acid uric máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 239 bệnh nhân được chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của Bộ Y tế năm 2020. Bệnh nhân được khám lâm sàng và xét nghiệm định lượng acid uric máu. Mức độ tăng acid uric máu được phân chia theo Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ. Kết quả: Tỷ lệ tăng acid uric máu là 31,0%. Trong đó, tăng acid uric máu mức độ nhẹ chiếm 94,1% và mức độ giới hạn cao chiếm 5,9%. Tuổi glucose máu lúc đói, HbA1c không có mối liên quan với tỷ lệ tăng acid uric máu. Tỷ lệ tăng acid uric máu có mối tương quan thuận với triglycerid máu (r=0,224; p<0,001), vòng bụng (r=0,132; p=0,042) và BMI (r=0,142; p=0,028). Kết luận: Tăng acid uric máu có tỷ lệ khá thấp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, nhưng chủ yếu là mức độ nhẹ. Tăng acid uric máu có liên quan với triglycerid máu, BMI và vòng bụng của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường týp 2, acid uric máu, BMI
Tài liệu tham khảo
2. Trương Đình Cẩm, Lê Thị Nhàn (2019), Liên quan giữa nồng độ hs-CRP, acid uric huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tạp chí Y học Việt Nam, 479(2), tr.17-22.
3. Bùi Thị Thu Hương, Nguyễn Minh Hiền, Nguyễn Phương Sinh (2018), Nồng độ acid uric huyết tương và mối liên quan với một số xét nghiệm sinh hóa máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam, 471 (số chuyên đề tháng 10), tr.25-30.
4. Đinh Thị Thu Hương, Vũ Thị Thanh Huyền, Hà Trần Hưng (2015), Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa. Tạp chí nghiên cứu Y học, 94(2), tr.49-56.
5. Huỳnh Kim Phượng (2017), Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu và các thành tố của hội chứng chuyển hóa ở người kiểm tra sức khỏe tổng quát. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(4), tr.493-499.
6. Huỳnh Kim Phượng (2017), Tương quan giữa gan nhiễm mỡ với hội chứng chuyển hóa và tăng acid uric máu. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(5), tr.211-218.
7. Huỳnh Kim Phượng (2017), Giá trị chẩn đoán của acid uric máu đối với hội chứng chuyển hóa. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(4), tr.235-241.
8. Trần Kim Sơn (2017), Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy tim mạn. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế. Huế.
9. Phạm Diễm Thu, Vũ Trần Thiên Quân (2016), Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu và nồng độ glucose máu tại trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20(1), tr.339-342.
10. Lê Anh Thư (2018), Rối loạn chuyển hóa purin, tăng acid uric máu và các bệnh liên quan, Ngày đăng 18/6/2018, [Ngày trích dẫn 09/03/2021], Lấy từ URL:
https://thaythuocvietnam.vn/thuvien/roi-loan-chuyen-hoa-purin-tang-acid-uric-mau-va-cacbenh-lien-quan/.
11. Lê Xuân Trường, Bùi Thị Hồng Châu, Giang Thị Mộng Huyền, Huỳnh Thị Bích Thuận (2016), Khảo sát mối tương quan giữa acid uric huyết thanh và bệnh đái tháo đường týp 2. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20(1), tr.346-351.
12. Brucato A., Cianci F., Carnovale C., (2020), Management of hyperuricemia in asymptomatic patients: A critical appraisal. European Journal of Internal Medicine, 74, pp.8-17.
13. Neogi T., Jansen T. L., et al. (2015), Gout classification criteria: an American College of Rheumatology/European League Against Rheumatism collaborative initiative. Ann Rheum Dis, 74(10), pp.1789-1798.
14. Shah P., Bjornstad P., Johnson R., (2016), Hyperuricemia as a potential risk factor for type 2 diabetes and diabetic nephropathy. J Bras Nefrol, 38(4), pp.386-387.