MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC TRONG KÊ ĐƠN HÓA TRỊ LIỆU UNG THƯ TẠI KHOA NỘI MỘT BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA UNG BƯỚU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Dương Kim Thuật1,, Hồ Trần Ngọc Hân1, Văn Hoàng Mai Hương1, Nguyễn Minh Hải1, Dương Xuân Chữ2
1 Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các vấn đề liên quan đến thuốc (drug-related problems, DRPs) có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và an toàn người bệnh, đặc biệt với các thuốc điều trị ung thư. Tại Việt Nam, có rất ít dữ liệu về DRP trên bệnh nhân ung thư. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, phân loại một số vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn chu kỳ đầu hóa trị liệu ung thư và một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện DRP. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ung thư được hóa trị tại khoa Nội một Bệnh viện chuyên khoa ung bướu tại Đồng bằng sông Cửu Long, thời gian thực hiện từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023. DRP được xác định trên từng thuốc bằng cách đối chiếu thuốc sử dụng trong bệnh án với các tài liệu tham chiếu, sau đó phân loại DRP theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3547/QĐ-BYT ngày 22/7/2021. Các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện DRP được xác định bằng mô hình hồi quy logistic đa biến. Kết quả: Có 196 bệnh án được khảo sát, độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 56,2 (27–92), nữ chiếm 76,5%. Tổng cộng có 175 DRP được ghi nhận trên 115 bệnh án. Tỷ lệ bệnh án có ít nhất 1 DRP là 58,7%, trung bình 0,9 DRP/bệnh án. Trong số DRP được ghi nhận, phổ biến nhất là nhóm DRP về liều dùng (82,3%), trong đó phần lớn là DRP về liều dùng thấp hơn khuyến cáo (39,4%), DRP về thời điểm dùng thuốc chưa phù hợp, chưa rõ ràng (38,9%). Nhóm DRP về lựa chọn thuốc chiếm 6,3%, nhóm DRP về điều trị chưa đủ chiếm 11,4%. Các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện DRP,  bao gồm: giới tính nam, cao tuổi (≥ 65 tuổi), giai đoạn muộn (III, IV) làm tăng nguy cơ xuất hiện DRP. Kết luận: Tỷ lệ xuất hiện DRP khá cao trong kê đơn hóa trị ung thư. Cần tiến hành các can thiệp phù hợp để giảm thiểu DRP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pharmaceutical Care Network Europe Association. PCNE Classification for Drug-Related Problems V9.1. 2020.
2. Sisay. E.A., Engidawork E., Yesuf. T.A., et. al. Drug Related Problems in Chemotherapy of Cancer Patients. Journal of Cancer Science and Therapy. 2015. 7:2, DOI: 10.4172/19485956.1000325.
3. Bộ Y tế. Quy định về mẫu phân tích thuốc và các vấn đề liên quan đến thuốc. Ban hành kèm theo Quyết định số 3547/QĐ-BYT ngày 22/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hà Nội. 2021. 4. Bộ Y tế. Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm. Ban hành kèm theo Quyết định số 3809/QĐ-BYT ngày 27/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hà Nội. 2019. 5. Truven Health Analytics Micromedex 2.0.
6. Bộ Y tế. Ban hành Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ban hành kèm theo Quyết định số 5948/QĐ-BYT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hà Nội. 2021.
7. Bạch Văn Dương, Nguyễn Thị Mai Lan và cộng sự. Phân tích các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn thuốc điều trị ung thư tại một bệnh viện chuyên khoa ung bướu. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 527 (2), 294-299, https://doi.org/10.51298/vmj.v527i2.5905.
8. Degu A. , Kebede K. Drug-related problems and its associated factors among breast cancer patients at the University of Gondar Comprehensive Specialized Hospital, Ethiopia. Journal of oncology pharmacy practice. 2021. 27(1), 88-98, doi: 10.1177/1078155220914710.
9. Hoàng Thị Phương, Lê Bá Hải, Nguyễn Thị Thảo, và cộng sự. Mức ý nghĩa của can thiệp dược lâm sàng trên một số vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn thuốc điều trị ung thư tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Tạp chí y học dự phòng. 2023. 33(4 Phụ bản), 105–112, https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1233.
10. NCCN, Hematopoietic Growth Factors. Version 4.2021.
11. Venugopal J., Karnan D. Drug-related problems in cancer patients: A systematic review. J Oncol Pharm Pract. 2024 Apr;30(3):562-571, doi: 10.1177/10781552241229662.