ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI PHÂN LOẠI II THEO PARANT MỞ XƯƠNG BẰNG MÁY PIEZOTOME VÀ TAY KHOAN CHẬM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Răng khôn mọc lệch thường có nhiều triệu chứng, biến chứng phức tạp. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào so sánh kết quả của phương pháp phẫu thuật răng khôn hàm dưới theo phân loại Parant II mở xương bằng tay khoan chậm và bằng máy siêu âm Piezotome. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới phân loại II theo Parant mở xương bằng máy Piezotome và tay khoan chậm ở bệnh nhân tại Bệnh viện Vũng Tàu năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng trên 102 bệnh nhân phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới phân loại II theo Parant tại Bệnh viện Vũng Tàu, chia đều thành nhóm 2. Kết quả: Phân loại Parant II, loại A (44,1%), loại B (34,3%), loại D (18,6%) và chỉ có 2,9% loại C. Phân loại Pell – Gregory về độ sâu chủ yếu là loại A (75,5%), độ rộng là loại I (28,4%), loại II (47,1%) và loại III (24,5%). Kết quả điều trị ghi nhận, mức độ đau, sưng và chảy máu sau mổ 1 ngày, 3 ngày ở nhóm sử dụng máy Piezotome đều cải thiện tốt hơn và ở thời điểm 7 ngày sau nhổ răng hầu hết bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều không còn đau, sưng hay chảy máu. Về biến chứng và tổn thương mô mềm khi phẫu thuật cũng thấp hơn ở các bệnh nhân sử dụng máy Piezotome. Kết luận: Các bệnh nhân răng khôn hàm dưới đa phần có vị trí răng khôn khá thuận lợi cho phẫu thuật. Phẫu thuật bằng máy Piezotome cho thấy nhiều ưu điểm hơn so với khoan tay chậm trong việc hạn chế biến chứng trong lúc phẫu thuật và cải thiện các triệu chứng sưng, đau và chảy máu trong những ngày đầu sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhổ răng, răng khôn hàm dưới, hàm dưới, Piezotome, khoan tay chậm
Tài liệu tham khảo
2. Momin, M., Albright, T., Leikin, J., Miloro, M., & Markiewicz, M. R. Patient morbidity among residents extracting third molars: does experience matter?. Oral surgery, oral medicine, oral pathology and oral radiology. 2018. 125(5), 415–422. https://doi.org/10.1016/j.oooo.2017.12.006.
3. Eltayeb, A. S., Karrar, M. A., & Elbeshir, E. I. Orbital Subperiosteal Abscess Associated with Mandibular Wisdom Tooth Infection: A Case Report. Journal of maxillofacial and oral surgery. 2019. 18(1), 30–33. https://doi.org/10.1007/s12663-017-1074-z.
4. Vũ Anh Dũng. Bài 11. Đánh giá kết quả phẫu thuật răng 8 hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm sử dụng tay khoan phẫu thuật chếch góc tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Tạp chí Y Dược Thái Bình. 2021. 64-68. 5. Nguyễn Quang Khải, Nguyễn Phú Thắng. Điểm lâm sàng, cận lâm sàng răng khôn hàm dưới mọc lệch theo Parant II. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 520(2), 225-228. doi:https://doi.org/10.51298/vmj.v520i2.4173.
6. Menziletoglu D, Basturk F, Isik BK, Esen A. A prospective split-mouth clinical study:
comparison of piezosurgery and conventional rotary instruments in impacted third molar surgery. Oral Maxillofac Surg. 2020. 24(1), 51-55. doi:10.1007/s10006-019-00817-7.
7. Sortino, F., Pedullà, E., & Masoli, V. The piezoelectric and rotatory osteotomy technique in impacted third molar surgery: comparison of postoperative recovery. Journal of oral and maxillofacial surgery: official journal of the American Association of Oral and Maxillofacial Surgeons. 2008. 66(12), 2444–2448. https://doi.org/10.1016/j.joms.2008.06.004.
8. Kim Ngọc Khánh Vinh, Trần Thị Phương Đan, Lâm Nhựt Tân. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng răng khôn hàm dưới liên quan thần kinh răng dưới trong phẫu thuật cắt thân răng. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. (64), 118-123. doi:https://doi.org/10.58490/ctump.2023i64.1262.
9. Nguyễn Hồng Lợi, Nguyễn Đình Hòa. Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm có sử dụng máy phẫu thuật siêu âm. Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế. 2023. 84130-138, doi:10.38103/jcmhch.84.18.
10. Sharma, A. K., Gupta, A., Pabari, H. P., Pathak, S. K., Odedra, N. H., Beniwal, J., & Arora, K. S. Comparative and clinical evaluation between piezoelectric and conventional rotary techniques for mandibular impacted third molar extraction. National journal of maxillofacial surgery. 2023. 14(2), 208–212. https://doi.org/10.4103/njms.njms_333_21.
11. Civak, T., Ustun, T., Yilmaz, H. N., & Gursoy, B. Postoperative evaluation of Er:YAG laser, piezosurgery, and rotary systems used for osteotomy in mandibular third-molar extractions. Journal of cranio-maxillo-facial surgery : official publication of the European Association for CranioMaxillo-Facial Surgery. 2021. 49(1), 64–69. https://doi.org/10.1016/j.jcms.2020.11.010.