NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT CỤC THAI KỲ CỦA SẢN PHỤ MANG SONG THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Võ Thị Kim Quế1,, Nguyễn Văn Lâm2, Nguyễn Thái Hoàng3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Song thai là một thai kỳ có nguy cơ bệnh lý và tử vong chu sinh cao, có thể gây nhiều hậu quả bất lợi cho mẹ và thai cả trong thời kỳ mang thai cũng như khi chuyển dạ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết cục thai kỳ của sản phụ mang song thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 170 sản phụ mang song thai đến nhập viện và theo dõi chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Kết quả: Song thai tự nhiên chiếm đa số với 79,4% so với song thai do hỗ trợ sinh sản là 20,6%. Tỷ lệ song thai hai bánh nhau - hai buồng ối chiếm 52,4% cao hơn so với song thai một bánh nhau - hai buồng ối là 47,6%. Một số biến chứng thai kỳ trong song thai gồm: Thai chậm tăng trưởng chọn lọc chiếm 15,9%; hội chứng truyền máu chiếm 3,5% và song thai với một thai lưu chiếm 3,5%. Tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ song thai chiếm tỷ lệ cao là 89,4%. Biến chứng ở mẹ gồm: Thiếu máu 22,4%; tiền sản giật 14,1% và băng huyết sau sinh 3,5%. Biến chứng ở trẻ gồm: Sinh non 69,4%; sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai 49,7%; suy hô hấp 19,8%; tỷ lệ sơ sinh cần chăm sóc tích cực sau sinh (NICU) là 18,0% và tử vong sơ sinh là 2,7%. Kết luận: Tỷ lệ mổ lấy thai trong song thai khá cao. Song thai gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai. Non tháng và nhẹ cân là hai nguy cơ lớn nhất đối với trẻ trong thai kỳ song thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American College of Obstetricians and Gynecologists. Multifetal Gestations: Twin, Triplet and Higher Order Multifetal Pregnancies. Obstet Gynecol. 2021. 137(6), 145-162, doi:
10.1097/aog.0000000000004397.
2. Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn Vũ Quốc Huy. Nghiên cứu tỷ lệ, một số yếu tố liên quan và kết quả kết thúc thai kỳ ở các sản phụ song thai. Tạp chí Phụ sản. 2017. 14(04), 28-34, doi: 10.46755/vjog.2017.4.440.
3. Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thanh Phong. Nhận xét tình hình đẻ song thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong sáu tháng cuối năm 2015. Tạp chí Phụ sản. 2016. 14(01), 80-85, doi: 10.46755/vjog.2016.1.670.
4. Sebghati M., Khalil A. Reduction of multiple pregnancy: Counselling and techniques. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 2021. 70, 112-122, doi:10.1016/j.bpobgyn.2020.06.013.
5. Nguyễn Thị Minh Hiếu. Khảo sát các xử trí song thai có tuổi thai ≥ 32 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2018.
6. Nguyễn Thị Phương Liên. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả thai nghén của thai phụ song thai một bánh rau hai buồng ối tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2019. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2020.
7. Mai Ngọc Ba, Trương Thị Linh Giang. Nghiên cứu một số biến chứng và kết quả thai kỳ ở các sản phụ song thai. Tạp chí Phụ sản. 2020. 18(3), 34-40, doi: 10.46755/vjog.2020.3.1136.
8. Bùi Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hoàng Trang, Nguyễn Văn Quân. Giá trị dự báo nguy cơ sinh non của chiều dài cổ tử cung trên siêu âm ở sản phụ song thai tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Tạp chí Phụ sản. 2021. 19 (3), 19-25, doi: 10.46755/vjog.2021.3.1241.
9. Sunderam S., Kissin D.M., Zhang Y., Jewett A., Boulet S.L., et al. Assisted Reproductive Technology Surveillance United States, 2017. MMWR Surveill Summ. 2020. 69(9), 1-20, doi:
10.15585/mmwr.ss6909a1.
10. DiMarco G., Bevilacqua E., Passananti E., Neri C., Airoldi C., et al. Multiple Pregnancy and the Risk of Postpartum Hemorrhage: Retrospective Analysis in a Tertiary Level Center of Care. Diagnostics (Basel). 2023. 13(3), 446, doi: 10.3390/diagnostics13030446.