NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TRÊN 50 TUỔI THỪA CÂN, BÉO PHÌ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022-2024

Nguyễn Ngọc Thúy Vy1,, Trương Quang Phổ2
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Béo phì và loãng xương có cơ chế bệnh sinh chung về nguồn gốc từ tế bào gốc trung mô đa năng. Nghiên cứu mối liên quan giữa loãng xương và một số yếu tố nguy cơ ở phụ nữ > 50 tuổi thừa cân, béo phì, từ đó sàng lọc ra những trường hợp có nguy cơ cao để có thể chẩn đoán, điều trị sớm, giảm thiểu những di chứng do loãng xương gây nên. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mật độ xương (MĐX), tỷ lệ loãng xương và một số yếu tố liên quan loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi thừa cân, béo phì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện gồm 129 phụ nữ trên 50 tuổi thừa cân, béo phì đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ từ tháng 2/2023 đến tháng 4/2024. Mỗi bệnh nhân được đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thu năng lương kép X quang (DEXA) tại 2 vị trí cổ xương đùi (CXĐ) và cột sống thắt lưng (CSTL), trả lời bộ câu hỏi in sẵn. Kết quả nghiên cứu: Thừa cân chiếm 51,1%, béo phì chiếm 48,9%. Tỷ lệ loãng xương ở vùng cổ xương đùi 27,9%, vùng cột sống thắt lưng 40,3%. Mật độ xương của nhóm béo phì cao hơn nhóm thừa cân (p<0,05), MĐX nhóm >60 tuổi thấp hơn nhóm 51 đến 60 tuổi (p<0,01). Loãng xương vùng CSTL có mối liên quan với độ tuổi (p<0,05), tình trạng thừa cân (p<0,05), hoạt động thể lực (p<0,05), thời gian mãn kinh (p<0,05) và số con (p<0,05). Loãng xương CXĐ có mối liên quan với độ tuổi (p<0,05). Kết luận: Nhóm thừa cân có MĐX trung bình thấp hơn nhóm béo phì ở 2 vị trí CXĐ và CSTL nhưng có tỷ lệ loãng xương vùng cột sống thắt lưng cao hơn nhóm người béo phì.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO Scientific Group on the Prevention và Management of Osteoporosis, Prevention and management of osteoporosis : report of a WHO scientific group, WHO technical report series, 2003, vol 921, World Health Organization, Geneva, pp 2.
2. World Health Organization. Obesity and Overweight. 2017. http://www.who.int/en/newsroom/fact-sheets/detail/obesity-andoverweight.
3. Jay J. Cao. Effects of obesity on bone metabolism. Journal of orthopaedic surgery and research. 2011. 6, 30, DOI: 10.1186/1749-799X-6-30.
4. Lưu Ngọc Giang. Nghiên cứu mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì. Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế. 2019. 124.
5. Trần Bùi Hoài Vọng, Trần Thừa Nguyên và cộng sự. Khảo sát tỷ lệ loãng xương của phụ nữ tại bệnh viện trung ương Huế. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường. 2022. 51, 81-85, DOI: 10.47122/vjde.2022.51.11.
6. Lại Thùy Dương, Nguyễn Thị Thanh Mai. Nghiên cứu thực trạng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh đến khám tại khoa khám bệnh theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 530(1), 199-204, https://doi.org/10.51298/vmj.v530i1.6603.
7. Phạm Kim Xoàn. Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị loãng xương bằng Alendronate phối hợp với canxi và vitamin D3 ở phụ nữ 40 tuổi điều trị tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2016-2017. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2017. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
8. Đào Quốc Việt, Nguyễn Tiến Bình, và Nguyễn Thị Phi Nga. Nghiên cứu mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 2019. 14(5), 50-57.
9. Lê Minh Thùy, Tăng Kim Hồng, và Lê Minh Trung. Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi. Tạp Chí Nghiên cứu Y học. 2021. 143(7), 108-114, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v143i7.655.
10. Bijelic R., Milicevic S., and Balaban J. Risk Factors for Osteoporosis in Postmenopausal Women. Med Arch. 2017. 71(1), 25-28, DOI: 10.5455/medarh.2017.71.25-28.