XÂM LẤN MẠCH MÁU, THẦN KINH VÀ KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG UNG THƯ TRỰC TRÀNG

Lâm Triều Vỹ1,, Phạm Văn Năng2, Sử Quốc Khởi3, Đặng Hồng Quân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư trực tràng là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Điều trị bằng phẫu thuật nội soi đã đem lại nhiều kết quả khả quan, an toàn, tương đương mổ mở về mặt ung thư học. Xâm lấn mạch máu ngoài thành (EMVI), xâm lấn quanh thần kinh (PNI) là những yếu tố tiên lượng độc lập quan trọng trong ung thư trực tràng cần được xem xét trong quá trình điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá xâm lấn mạch máu ngoài thành, xâm lấn quanh thần kinh trên mô bệnh học và kết quả sớm điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 54 bệnh nhân ung thư trực tràng, có khảo sát xâm lấn mạch máu, thần kinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 07/2022 đến 04/2024. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ: 1,3/1. Tuổi trung bình: 61,72 ± 10,6 tuổi. Có 51 bệnh nhân được phẫu thuật cắt đoạn trực tràng bảo tồn cơ thắt, 3 bệnh nhân được phẫu thuật Miles nội soi.  Thời gian phẫu thuật trung bình: 238,2 phút. Biến chứng sau mổ: Xì miệng nối 3 trường hợp (5,6%), nhiễm trùng vết mổ 5 trường hợp (9,3%). Thời gian trung tiện sau mổ và thời gian nằm viện sau mổ trung bình lần lượt là 1,98 và 8,15 ngày. Giải phẫu bệnh sau mổ: 64,8% carcinoma tuyến biệt hóa vừa, có 96,3% u T3. Di căn hạch 57,4%. Tỉ lệ EMVI dương tính là 61,1%, PNI dương tính là 16,7%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng là một phương pháp an toàn và có tính khả thi cao. Tỉ lệ EMVI dương tính là 61,1%, PNI dương tính là 16,7%. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Laversanne M, Sung H, Ferlay J, Siegel R et al. Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2024. 74(3), 229-263, doi:10.3322/caac.21834.
2. Đặng Hồng Quân, Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Văn Tuấn, Mai Văn Đợi Lê Thanh Vũ và cộng sự. Kết quả sớm phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020. Số 29, 143-149.
3. Lâm Thanh Ngọc, Võ Tấn Đức, Đỗ Hải Thanh Anh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Tố Quyên và cộng sự. Bước đầu khảo sát vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán xâm lấn mạch máu ngoài thành của ung thư biểu mô trực tràng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2021. 25(1), 14-21.
4. Zhang M, Xian HC, Dai L, Tang YL, Liang XH. MicroRNAs: emerging driver of cancer perineural invasion. Cell Biosci. 2021. 11(1), 1-17, doi:10.1186/s13578-021-00630-4.
5. Pham Nhu Hiep, Pham Anh Vu, Ho Huu Thien. Laparoscopic surgery in rectal cancer: a retrospective analysis. International journal of colorectal disease. 2009. 24, 1465-1469, doi: 10.1007/s00384-009-0789-9.
6. Lê Quốc Tuấn. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt đoạn và nối máy trong điều trị ung thư trực tràng giữa và thấp. Trường Đại học Y Hà Nội. 2020. 131.
7. Đặng Hồng Quân. Nghiên cứu giá trị tiên lượng của diện cắt vòng quanh của bệnh nhân ung thư biểu mô trực tràng được điều trị phẫu thuật nội soi. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2022. 128.
8. Asoglu O, Balik E, Kunduz E, Yamaner S, Akyuz A et al. Laparoscopic surgery for rectal cancer: outcomes in 513 patients. World J Surg. 2013. 37(4), 883-892, doi:10.1007/s00268-013-1927-7.
9. Trần Ngọc Dũng, Lưu Quang Đũng, Nguyễn Manh Hùng. Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 522(1), 5-9, https://doi.org/10.51298/vmj.v522i1.4212.
10. Guillou P. J., Quirke P., Thorpe H., Walker J., Jayne D. G. et al. Short-term endpoints of conventional versus laparoscopic-assisted surgery in patients with colorectal cancer (MRC CLASICC trial): multicentre, randomised controlled trial. Lancet. 2005. 365(9472), 1718-26, doi: 10.1016/s0140-6736(05)66545-2.
11. Quách Văn Kiên. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt trong ung thư trực tràng giữa và dưới. Trường Đại học Y Hà Nội. 2019. 142.
12. Phạm Văn Năng. Phẫu thuật cắt đại trực tràng nội soi trong điều trị ung thư đại - trực tràng. Y học thực hành. 2014. 928(8), 172-174.
13. Bullock M., Nasir I. U. I., Hemandas A., Qureshi T., Figueiredo N. et al. Standardised approach to laparoscopic total mesorectal excision for rectal cancer: a prospective multi-centre analysis. Langenbecks Arch Surg. 2019. 404(5), 547-555, doi: 10.1007/s00423-019-01806-w.
14. Pasch JA, MacDermid E, Pasch LB, Premaratne C, Fok KY et al. Clinicopathological factors associated with positive circumferential margins in rectal cancers. ANZ J Surg. 2019. 89(12), 1636-1641, doi:10.1111/ans.15418.
15. Pangarkar SY, Baheti AD, Mistry KA, Choudhari AJ, Patil VR et al. Prognostic Significance of EMVI in Rectal Cancer in a Tertiary Cancer Hospital in India. Indian J Radiol Imaging. 2021. 31(3), 560-565, doi:10.1055/s-0041-1736404.
16. Knijn N, Mogk SC, Teerenstra S, Simmer F, Nagtegaal ID. Perineural Invasion is a Strong Prognostic Factor in Colorectal Cancer: A Systematic Review. Am J Surg Pathol. 2016. 40(1), 103-112, doi:10.1097/PAS.0000000000000518.