KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG CẤP CHƯA CÓ BIẾN CHỨNG TẠI CẦN THƠ NĂM 2022 – 2024

Nguyễn Thành Phúc1,, Võ Huỳnh Trang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Điều trị viêm túi thừa đại tràng vẫn còn nhiều tranh cãi, từ điều trị bảo tồn bằng kháng sinh phối hợp cùng với tiết chế ăn uống, đến phẫu thuật cắt đại tràng có túi thừa. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị bảo tồn không mổ đối với bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng cấp chưa có biến chứng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn viêm túi thừa đại tràng cấp chưa có biến chứng tại Cần Thơ năm 2022-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, không đối chứng, tiến cứu. 60 bệnh nhân với chẩn đoán là viêm túi thừa đại tràng cấp chưa có biến chứng được điều trị bằng kháng sinh phối hợp và tiết chế ăn uống tại các Bệnh viện ở Cần Thơ từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 48 tuổi (thay đổi từ 18-87 tuổi), nam chiếm 55%. Tất cả bệnh nhân vào viện vì đau bụng. Thời gian đau trung bình là 2,38 ngày (1-15 ngày). Vị trí túi thừa viêm trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính chủ yếu ở manh tràng (58,3%). Túi thừa viêm mức độ Ia chiếm ưu thế (56,7%). 60 bệnh nhân được điều trị bảo tồn thành công (100%). Không có trường hợp nào phải chuyển mổ. Không có biến chứng và tử vong. Thời gian nằm viện trumg bình là 5 ngày (3-14 ngày). Thời gian theo dõi trung bình là 9 tháng trong đó có 1 trường hợp bệnh nhân tái phát (1,67%). Kết luận: Điều trị bảo tồn với kháng sinh và tiết chế ăn uống là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho những bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng cấp chưa có biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hughes L. E. Postmortem survey of diverticular disease of the colon. II. The muscular abnormality of the sigmoid colon. Gut. 1969. 10(5), 344-351, doi: 10.1136/gut.10.5.344.
2. Shahedi K., Fuller G., Bolus R., Cohen E., Vu M., et al. Long-term risk of acute diverticulitis among patients with incidental diverticulosis found during colonoscopy. Clin Gastroenterol Hepatol. 2013. 11(12), 1609-1613, doi: 10.1016/j.cgh.2013.06.020.
3. Rezapour M., Ali S., and Stollman N. Diverticular Disease: An Update on Pathogenesis and Management. Gut Liver. 2018. 12(2), 125-132, doi: 10.5009/gnl16552.
4. Manousos O., Day N. E., Tzonou A., Papadimitriou C., Kapetanakis A., et al. Diet and other factors in the aetiology of diverticulosis: an epidemiological study in Greece. Gut. 1985. 26(6), 544-549, doi: 10.1136/gut.26.6.544.
5. Humes D. J., Fleming K. M., Spiller R. C., and West J. Concurrent drug use and the risk of perforated colonic diverticular disease: a population-based case-control study. Gut. 2011. 60(2), 219-224, doi: 10.1136/gut.2010.217281.
6. Lê Huy Lưu, Đỗ Thị Thu Phương, Nguyễn Việt Thành và Nguyễn Đức Trí. Khảo sát các biến chứng của bệnh túi thừa đại tràng. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2015. 19(1), 6.
7. Swanson S. M., and Strate L. L. Acute Colonic Diverticulitis. Ann Intern Med. 2018. 168(9), ITC65-ITC80, doi: 10.7326/AITC201805010.
8. Klarenbeek B. R., de Korte N., van der Peet D. L., and Cuesta M. A. Review of current classifications for diverticular disease and a translation into clinical practice. Int J Colorectal Dis. 2012. 27(2), 207-214, doi: 10.1007/s00384-011-1314-5.
9. Lê Huy Lưu, Võ Thị Hồng Yến, Đỗ Thị Thu Phương, Bùi Khắc Vũ, Nguyễn Việt Thành và cộng sự. Hướng tới một phác đồ xử trí viêm túi thừa đại tràng phải. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2017. 21(2), 91-98.
10. Lee J. H., Ahn B. K., and Lee K. H. Conservative treatment of uncomplicated right-sided diverticulitis: a systematic review and meta-analysis. International Journal of Colorectal Disease. 2021. 36(8), 1791-1799, doi: 10.1007/s00384-021-03913-x.
11. Shin J. H., Son B. H., and Kim H. Clinically Distinguishing between Appendicitis and RightSided Colonic Diverticulitis at Initial Presentation. Yonsei Medical Journal. 2007. 48(3), 511516, doi: 10.3349/ymj.2007.48.3.511.
12. Lê Huy Lưu. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của cắt túi thừa nội soi và điều trị bảo tồn trong viêm túi thừa đại tràng phải. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2019. 128.
13. Wedel T., Barrenschee M., Lange C., Cossais F., and Bottner M. Morphologic Basis for Developing Diverticular Disease, Diverticulitis, and Diverticular Bleeding. Viszeralmedizin. 2015. 31(2), 76-82, doi: 10.1159/000381431.
14. Lê Huy Lưu, Võ Thị Hồng Yến, Nguyễn Việt Thành, Đỗ Thị Thu Phương và Nguyễn Văn Hải. Kết quả điều trị bảo tồn viêm túi thừa đại tràng phải. Y học Thành phố Hồ Chí minh. 2016. 20(6), 135-140.