ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT AMIĐAN BẰNG DAO ĐIỆN ĐƠN CỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2024

Phan Anh Thư1,, Võ Thị Ngọc Hân2, Trang Hồng Hạnh3, Phan Minh Thư4, Lê Hoàng Quyên1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ
3 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Sở Y tế An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm amiđan mạn tính là một trong những bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng nhưng vẫn là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay và cắt amiđan là một phẫu thuật phổ biến. Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cắt amiđan bằng dao điện đơn cực là sự lựa chọn trong phần lớn các phiên mổ cắt amiđan và để đánh giá một cách khách quan về những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này cần phải xem xét trên chính kết quả điều trị thực tế lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm amiđan mạn tính được chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022- 2024; 2). Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amiđan bằng dao điện đơn cực tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022- 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 06/2022 đến tháng 03/2024 với 86 trường hợp được chẩn đoán viêm amiđan mạn tính và được chỉ định phẫu thuật cắt amiđan bằng dao điện đơn cực. Kết quả: 86 bệnh nhân. Nam (44,18%) và nữ (55,82%). Độ tuổi trung bình là 28,13 ± 7,95. Amiđan quá phát chiếm tỷ lệ 80,23%. Amiđan quá phát độ II chiếm 37/86 trường hợp. Lượng máu mất trung bình là 5,43 ± 2,92 mL. Có 2,33% trường hợp chảy máu muộn sau phẫu thuật. Điểm đau trung bình ngày 14 sau phẫu thuật là 0,05 ± 0,21. Thời gian trung bình làm việc lại là 8,24 ± 1,51 ngày. Kết luận: Lượng máu mất và mức độ đau sau phẫu thuật thấp. Thời gian hồi phục ngắn. Cắt amiđan bằng dao điện đơn cực cho kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alaqeedy AA, Al-Ani RM, Rashid RA. Coblation Versus Diode Laser Tonsillectomy: A Comparative Study. Iran J Otorhinolaryngol. 2022. 34(121), 113 - 120. Doi:
10.22038/IJORL.2021.56901.2961.
2. Subasi B, Oghan F, Tasli H, Akbal S, Karaman NE. Comparison of three tonsillectomy techniques in children. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2021. 278(6), 2011 - 2015. Doi: 10.1007/s00405-020-06299-8.
3. Huỳnh Thị Kim Cương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả cắt amiđan viêm mạn tính bằng dao điện lưỡng cực tại Bệnh viện Tai Mũi Họng và Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2018 – 2019. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. 19, 164 – 179.
4. Lê Văn Huyên, Phạm Thị Bích Đào, Trần Văn Tâm, Mai Thị Mai Phương. Nghiên cứu thay đổi giọng nói ở bệnh nhân sau cắt amiđan. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 502(2), 203 - 207.
5. Lou Z. A comparison of coblation and modified monopolar tonsillectomy in adults. BMC Surg. 2023. 23(1), 141. Doi: 10.1186/s12893-023-02035-1.
6. Nguyễn Quỳnh Anh, Khưu Minh Thái. So sánh kết quả điều trị của phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma với cắt amidan kinh điển tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 515 (2), 129 - 135.
7. Tạ Hùng Sơn, Vũ Văn Sản. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amiđan bằng dao Ligasure tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 503(6), 136 - 141.
8. Yun JH, Jang JY, Shin YS, Kim HJ, Kim CH, Park DY. Effect of monopolar diathermy power settings on postoperative pain, wound healing, and tissue damage after tonsillectomy: a randomized clinical trial. Sci Rep. 2024. 14(1), 267. Doi: 10.1038/s41598-023-50633-z.
9. Tan A, Ganhasan S, Lu P, Yuen HW, Loh I, et al. PEAK PlasmaBlade versus monopolar electrocautery tonsillectomy in adults: A prospective double - blinded randomized controlled trial. Am J Otolaryngol. 2019. 40(4), 478-481. Doi: 10.1016/j.amjoto.2019.03.011.
10. Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Quang Trung. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amidan bằng dao Ligasure. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020. 496(2), 179 - 182.