ĐÁNH GIÁ TÁC NHÂN VI SINH VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi bệnh viện đứng thứ hai trong các bệnh lý nhiễm trùng tại bệnh viện, tăng chi phí và gánh nặng bệnh tật. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 dễ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng trong đó có viêm phổi và có nguy cơ cao xuất hiện viêm phổi bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát tỉ lệ vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. 2) Khảo sát tỉ lệ đề kháng kháng sinh ở một số vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca bệnh, hồi cứu, có phân tích. Lấy mẫu dựa trên hồ sơ nhập viện từ 1/2020 đến 9/2022, phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Kết quả định danh vi khuẩn cho thấy vi khuẩn Gram âm chiếm đa số (97,4%). Ba vi khuẩn phổ biến nhất trong kết quả định danh vi khuẩn là Acineto-bacter baumannii (36,8%), Klebsiella pneumoniae (36,8%) và Pseudomonas aeruginosa (13,2%). Trừ kháng sinh Colistin (nhạy 100,0%), vi khuẩn Gram âm đề kháng cao với nhóm Cephalosporin III và Fluroquinolone ở hầu hết các kháng sinh còn lại. Acinetobacter baumannii đề kháng gần như hoàn toàn với các kháng sinh, trừ colistin (nhạy 100,0%). Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa đề kháng cao với nhiều kháng sinh trừ colistin (nhạy cảm 100,0%). Kết luận: Kết quả định danh vi khuẩn cho thấy ba vi khuẩn thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường có viêm phổi bệnh viện bao gồm Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa. Tỉ lệ vi khuẩn Gram âm đề kháng kháng sinh rất cao nhưng còn nhạy cảm với Colistin.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi bệnh viện, đái tháo đường típ 2, đề kháng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Đình Vinh, Hà Nguyễn Y Khuê, Trần Ngọc Phương Minh, Đặng Nguyễn Đoan Trang. Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 23 (2), 185-190.
3. Vu Dinh Phu, H. F. Wertheim, M. Larsson, et al. Burden of Hospital Acquired Infections and Antimicrobial Use in Vietnamese Adult Intensive Care Units. PLoS One. 2016. 11 (1), 1-2, doi: 10.1371/journal.pone.0147544. eCollection 2016.
4. Lê Bật Tân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh của viêm phổi bệnh viện ở người lớn điều trị tại Bệnh viện phổi Trung ương. Trường đại học Y Hà Nội. 2018.
5. Christopher JL, Murray Kevin, Shunji Ikuta, et al. Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis, The Lancet. 2022. 399 (1), 629-655, doi: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(21)02724-0.
6. Liu Yu Xin, Qiu-Mei Cao, Bing-Chen Ma. Pathogens distribution and drug resistance in patients with acute cerebral infarction complicated with diabetes and nosocomial pulmonary infection, BMC Infectious Diseases. 2019. 19 (1), 603, doi: 10.1186/s12879-019-4142-9.
7. Akbar-DH. Bacterial pneumonia: Comparison between diabetics and non-diabetics, Acta Diabetol. 2001. 38 (1), 77-82, doi: 10.1007/s005920170017.
8. Christopher JL, Murray Kevin, Shunji Ikuta, et al. Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis, The Lancet. 2022. 399 (1), 629-655, doi: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(21)02724-0.
9. WHO. The selection and use of essential medicines: report of the WHO Expert Committee on Selection and Use of Essential Medicines. World Health Organization. 2019.
10. Nguyễn Thị Thu Hồng, Cao Văn Hội, Phạm Thái Bình. Đặc điểm vi khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại khoa nội hô hấp bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2017 - 2018, Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 23 (6), 198-203.
11. CDC. National Healthcare Safety Network (NHSN) Patient Safety Component Manual. CDC. 2022.
12. WHO. The selection and use of essential medicines: report of the WHO Expert Committee on Selection and Use of Essential Medicines. World Health Organization. 2019.