ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG SAI KHỚP CẮN LOẠI I ANGLE ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH CÓ NHỔ RĂNG CỐI NHỎ

Lư Thanh Thảo Trân1,, Lê Nguyên Lâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện này tình trạng sai khớp cắn trong dân số chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt là sai khớp cắn loại I Angle. Chỉnh hình răng mặt điều trị sai khớp cắn là cần thiết, nhằm phục hồi thẩm mỹ mặt và chức năng của hệ thống nhai. Việc hiểu rõ đặc điểm về xương- răng cũng như đặc điểm lâm sàng của sai khớp cắn loại I Angle có nhổ răng cối nhỏ giúp xác định được kiểu hình chung và sự biến thiên của nhóm bệnh này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang ở các bệnh nhân sai khớp cắn loại I Angle có nhổ răng cối nhỏ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 42 bệnh nhân được chẩn đoán sai khớp cắn loại I Angle có chỉ định nhổ răng cối nhỏ. Đặc điểm lâm sàng, chỉ số PAR (Peer Assessment Rating), đặc điểm X-quang được thu thập. Kết quả: Tuổi trung bình 22,43 ± 4,1 tuổi. Nữ giới 85,7%. Tỷ lệ mặt thẳng cân xứng (88,1%), mặt nghiêng lồi (71,4%). Cung răng hình oval chiếm tỷ lệ cao nhất. Chỉ số PAR trung bình 16,57 ± 5,88 điểm, sai lệch mức độ trung bình chiếm ưu thế. Phim đo sọ nghiêng ANB 5,21 ± 2,46(0) với hàm trên nhô ra trước SNA 85,16 ± 3,51(0), SN-GoGn: 32,13 ± 5,6(0), U1-NA: 28,17 ± 8,08(0), L1-NB: 33,30 ± 5,41(0) và 5,38 ± 2,66 mm, góc răng cửa nhọn 113,31 ± 6,18(0), góc mũi môi nhọn: 83,44 ± 11,78(0). Kết luận: Sai khớp cắn loại I Angle có chỉ định nhổ răng cối nhỏ để kéo lui nhóm răng cửa và cải thiện thẩm mỹ có đặc điểm kiểu mặt lồi, nhô xương ổ răng hàm trên, tương quan xương hạng II, răng cửa hàm trên, hàm dưới nghiêng ra trước và góc liên răng cửa nhọn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lombardo G., Vena F., Negri P., Pagano S., Barilotti C., et al. Worldwide prevalence of malocclusion in the different stages of dentition: A systematic review and meta-analysis.
European Journal of Paediatric Dentistry. 2020. 21(2), 115-122, doi:
10.23804/ejpd.2020.21.02.05.
2. Soheilifar S., Ataei H., Mollabashi V., Amini P., Bakhshaei A., et al. Extraction versus nonextraction orthodontic treatment: Soft tissue profile changes in borderline class I patients. Dental and Medical Problems. 2020. 57(3), 275-283, doi: 10.17219/dmp/119102.
3. Trương Thị Bích Ngân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang sai khớp cắn loại I Angle và đánh giá hiệu quả gia tốc di chuyển răng nanh hàm trên có kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 35-60.
4. Châu Hồng Diễm. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sai khớp cắn loại I Angle được điều trị chỉnh hình không nhổ răng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 20202022. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2022. 31-38.
5. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Thị Thu Hà, Trịnh Đình Hải, Nguyễn Thanh Huyền. Đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại I Angle, răng chen chúc bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng sang bên, không nhổ răng. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023. 524(1B), 78-82, doi:
10.51298/vmj.v524i1B.4732.
6. Lê Nguyễn Thùy Dương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị kéo lui khối răng trước hàm trên có sử dụng dây phân đoạn và vít hỗ trợ ở bệnh nhân sai khớp cắn loại I theo Angle tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2023. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2023. 31-71.
7. Saeed H.K. & Mageet A.O. Dental Arch Dimensions and Form in a Sudanese Sample. The Journal of Contemporary Dental Practice. 2018. 19(10), 1235-1241, doi: 10.5005/jp-journals10024-2410.
8. Sfondrini M. F., Zampetti P., Luscher G., Gandini P., Gandia-Franco J.L., et al. Orthodontic
Treatment and Healthcare Goals: Evaluation of Multibrackets Treatment Results Using PAR Index (Peer Assessment Rating). Healthcare (Basel). 2020. 8(4), 473, doi: 10.3390/healthcare8040473.
9. Haneen S., RNG R., Gujar A. N., Kondody R. Comparison of Alveolar Bone Thickness, Sagittal Root Positions, and Arch Forms in Class I, II, and III Malocclusions: A Cephalometric Study. Cureus. 2023. 15(4), e37272, doi: 10.7759/cureus.37272.
10. Taner L., Uzuner. F. D., Çaylak Y., Gençtürk Z. & Kaygısı E. Peer Assessment Rating (PAR) Index as an Alternative for Orthodontic Treatment Need Decision in Relation to Angle Classification. Turk J Orthod. 2019. 32(1), 1-5, doi: 10.5152/TurkJOrthod.2019.18048.
11. Ocak I., Karsli N., Altug A. T., Aksu M. Relationship between vertical facial morphology and dental arch measurements in class II malocclusion: a retrospective study. PeerJ. 2023. 11, e16031, doi: 10.7717/peerj.16031.
12. Trần Tiểu Trang. Ảnh hưởng của quyết định nhổ răng trên sự thay đổi răng, xương, mô mềm ở người trưởng thành sai khớp cắn Angle I. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 39-55.
13. Ardani I. G. A. W., Heswari D. W., Alida A. The Correlation between Class I, II, III Dental and Skeletal Malocclusion in Ethnic Javanese: A Cross sectional Study. Journal of International oral health. 2020. 12(3), 248-252, doi: 10.4103/JIOH.JIOH_193_19.
14. Chaudhary A., Giri J., Gyawali R. & Pokharel P. R. A Retrospective Study Comparing Nose, Lip, and Chin Morphology in Class I, Class II, and Class III Skeletal Relationships in Patients Visiting to the Department of Orthodontics, BPKIHS: A Cephalometric Study. International Journal of Dentistry. 2022. 1-7, doi: 10.1155/2022/2252746.