KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT KHỐI TÁ TUỴ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ QUANH BÓNG VATER TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 – 2024

Nguyễn Văn Cường1,, Nguyễn Văn Lâm1, Ngô Đức Hiệp2, Nguyễn Văn Hiên1, Nguyễn Khắc Nam3, Nguyễn Minh Tiến1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư quanh bóng Vater chiếm tỉ lệ khoảng 0,2% ung thư đường tiêu hoá. Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tuỵ điều trị ung thư quanh bóng quanh bóng Vater là phẫu thuật phức tạp, tỉ lệ thành công cao, tuy còn nhiều biến chứng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư quanh bóng Vater và kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt khối tá tuỵ điều trị ung thư quanh bóng Vater. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả 31 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt khối tá tuỵ điều trị ung thư quanh bóng Vater từ tháng 6/2022 đến tháng 4/2024 tại Cần Thơ. Kết quả: Thời gian mổ trung bình 405 ± 83 phút. Lượng máu mất ước tính trong mổ là 233 ± 126 ml. Tỉ lệ thành công cắt khối tá tuỵ nội soi là 84%. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 12 ngày. Tỉ lệ có biến chứng nặng (Clavien – Dindo ≥ III) là 22,7%. Tỉ lệ đạt kết quả tốt là 61,3%. Trong nghiên cứu này, có 4 trường hợp (13%) rò tuỵ độ B, và độ C, trong đó rò tuỵ độ C là 6,5%. Có 3 ca rò mật (9,7%), các trường hợp này đều ổn định sau điều trị nội khoa. Có 2 trường hợp (6,5%) tử vong trong thời gian hậu phẫu: 1 ca do rò tuỵ độ C và viêm phổi nặng. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tuỵ là phẫu thuật khả thi, hiệu quả. Tuy nhiên, tỉ lệ biến chứng vẫn còn cao đòi hỏi phẫu thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm.


Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quế Sơn. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tràng đầu tụy điều trị u vùng bóng Vater. Luận án tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2021.134
2. Nguyễn Khắc Nam và cộng sự. Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tuỵ – Kết quả và kinh nghiệm của bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Tạp chí Gan mật Việt Nam. 2022. 1(1), 28 – 29.
3. Nguyễn Văn Tuấn, Mai Văn Đợi, Nguyễn Văn Hiên, Võ Quang Huy, Phạm Văn Năng. Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tuỵ điều trị ung thư quanh bóng Vater tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược Học Cần Thơ. 2021. 44, 130 – 131.
4. Dindo, D, Demartines, N. và Clavien, P. A. Classification of surgical complications: a new proposal with evaluation in a cohort of 6336 patients and results of a survey. Ann Surg. 2004. 240(2), 205 - 213, doi: 10.1097/01.sla.0000133083.54934.ae.
5. Chao, YJ., Lu, WH., et al. Feasibility of simultaneous development of laparoscopic and robotic pancreaticoduodenectomy. Sci Rep. 2023. 13(1), 6190, doi: 10.1038/s41598-023-33269-x.
6. Phạm Minh Hải và cộng sự. Kết quả sớm của 65 trường hợp phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt khối tá tuỵ điều trị ung thư quanh bóng Vater. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 59,10 – 17, https://doi.org/10.58490/ctump.2023i59.1564.
7. Wang M, Li D, Chen R, et al. Laparoscopic versus open pancreatoduodenectomy for pancreatic or periampullary tumours: a multicentre, open-label, randomised controlled trial. Lancet Gastroenterol Hepatol. 2021. 6, 438-447, doi:10.1016/S2468-1253(21)00054-6.
8. Võ Trường Quốc, Đoàn Tiến Mỹ, Trần Công Duy Long, Phan Minh Trí. Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tuỵ: Nghiên cứu tiến cứu, đa trung tâm. Tạp chí Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam. 2023. 1(13), doi: https://doi.org/10.51199/vjsel.2023.1.3.
9. Nagakawa Y, Nakamura Y, Honda G, et al. Learning curve and surgical factors influencing the surgical outcomes during the initial experience with laparoscopic pancreaticoduodenectomy. J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2018. 25,498-507, doi: https://doi.org/10.1002/jhbp.586.
10. Song X, Ma Y, Shi H, Liu Y. Application of Clavien-Dindo classification-grade in evaluating overall efficacy of laparoscopic pancreaticoduodenectomy. Front Surg. 2023. 10(3),1043329. doi:10.3389/fsurg.2023.1043329.
11. Liao, C.-H., Wu, Y.-T., et al. Systemic Review of the Feasibility and Advantage of Minimally Invasive Pancreaticoduodenectomy. World Journal of Surgery. 2016. 40(5), 1218–1225, doi: 10.1007/s00268-016-3433-1.