NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM ĐÀN HỒI NÉN-STRAIN ELASTOGRAPHY TRONG ĐÁNH GIÁ BẢN CHẤT KHỐI U VÚ

Phạm Quách Trân Trân1,, Nguyễn Vũ Đằng1, Đoàn Dũng Tiến1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sàng lọc và chẩn đoán hình ảnh các tổn thương vú giúp phát hiện sớm ung thư vú. Tuy nhiên, vẫn cần có một công cụ hình ảnh có độ đặc hiệu cao hơn để loại trừ bệnh ác tính ở các tổn thương vú phát hiện tình cờ. Siêu âm đàn hồi là một kỹ thuật đầy hứa hẹn được sử dụng để phân biệt các tổn thương vú lành tính và ác tính dựa trên đánh giá độ cứng của tổn thương. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và giá trị của siêu âm đàn hồi nén trong đánh giá bản chất khối u vú đối chiếu với kết quả mô bệnh học từ sinh thiết kim lõi dưới hướng dẫn của siêu âm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bao gồm 59 bệnh nhân với 61 tổn thương vú thực hiện siêu âm B-mode và siêu âm đàn hồi nén được phân loại BIRADS từ 3 đến 5, và có kết quả mô bệnh học tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ từ tháng 12/2022 đến tháng 4/2024. Kết quả: Trong nghiên cứu này, 59 bệnh nhân ở độ tuổi 47,21,9, bao gồm 26 tổn thương lành tính và 35 tổn thương ác tính. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ chính xác của siêu âm B-mode là 97%, 62%, 77%, 94%, 82%. Khi kết hợp siêu âm đàn hồi nén và siêu âm B-mode, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ chính xác là 97%, 77%, 85%, 95%, 89%. Kết luận: Siêu âm đàn hồi nén khi kết hợp với siêu âm B-mode giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán trong phân biệt các tổn thương vú ác tính so với siêu âm thông thường.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferlay J., Colombet M., Soerjomataram I., Parkin D.M., Piñeros M., et al. Cancer statistics for the year 2020: An overview. International journal of cancer. 2021. 149(4), 778-89, doi:10.1002/ijc.33588.
2. American College of Radiology. Breast Imaging Reporting and Data System. 2013. https://www.acr.org/Clinical-Resources/Reporting-and-Data-Systems/Bi-Rads.
3. Richard G.B., Kazutama N., Dominique A., David C., Andre F., et al. WFUMB guidelines and recommendations for clinical use of ultrasound elastography: Part 2: breast. Ultrasound in medicine & biology. 2015. 41(5), 1148-1160, doi:10.1016/j.ultrasmedbio.2015.03.008.
4. Sinha D., Sharma S., Kundaragi G.N., Kale S.K. Added value of strain elastography in the characterisation of breast lesions: A prospective study. Ultrasound. 2020. 28(3), 164-173, doi:10.1177/1742271X20912762.
5. Nguyễn Thị Thu Thảo, Lưu Hồng Nhung, Vũ Đăng Lưu, Phạm Minh Thông. Nghiên cứu giá trị chẩn đoán ung thư vú của siêu âm mode B và siêu âm đàn hồi mô-Strain elastography. Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam. 2018. (32), 4-10, doi:10.55046/vjrnm.32.529.2018. 6. Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thu Hương, Phạm Minh Thông. Đánh giá giá trị chẩn đoán ung thư vú của siêu âm đàn hồi nén và sóng biến dạng. Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam. 2022. (39), 4-10, doi:10.55046/vjrnm.39.175.2020.
7. Richard G.B., Annalisa D.S., Valeria S., Federica M., Chiara R., et al. Diagnostic performance and accuracy of the 3 interpreting methods of breast strain elastography: a systematic review and metaanalysis. Journal of Ultrasound in Medicine. 2019. 38(6), 1397-1404, doi:10.1002/jum.14849.
8. Richard G.B. Breast elastography. Tissue Elasticity Imaging. 2020. 21-46, doi:10.1016/B9780-12-809662-8.00002-4.
9. Jasmine Thanh Xuân, Phan Thanh Hải. Nghiên cứu so sánh siêu âm đàn hồi Strain elastography (SE) so với Shearwave elastography (SWE) trong bệnh lý u vú nữ tại Medic TPHCM 2019. Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam. 2020. (37), 40-51, doi:10.55046/vjrnm.37.150.2020.
10. WanRu J., Ting L., YiJie D., XiaoXiao Z., WeiWei Z., et al. Breast elasticity imaging techniques:
comparison of strain elastography and shear-wave elastography in the same population. Ultrasound in Medicine & Biology. 2021. 47(1), 104-113, doi:10.1016/j.ultrasmedbio.2020.09.022.