XÂY DỰNG CÔNG THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ CỦA LOTION CHỨA CHIẾT XUẤT VỎ QUẢ DỨA VÀ DẦU CÁM GẠO

Huỳnh Thị Mỹ Duyên1,, Lê Thị Minh Ngọc1, Dương Hoàng Hiếu1, Lê Mỹ Linh1, Võ Thanh Vân1, Đỗ Thị Thủy Vi1, Dương Khánh Vy1, Trần Thị Thúy Vy1, Huỳnh Nguyên Duy1, Nguyễn Thanh Lâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên đang là xu hướng hiện nay đặc biệt là trong lĩnh vực mỹ phẩm vì tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm. Các nghiên cứu đã chứng minh trong thành phần vỏ quả Dứa và dầu cám Gạo có chứa hoạt chất chống oxy hóa, sự kết hợp của hai thành phần này càng làm tăng hiệu quả chống oxy hóa so việc dùng riêng lẻ. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng công thức điều chế lotion chứa cao chiết vỏ quả Dứa và dầu cám Gạo có khả năng chống oxy hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao vỏ quả Dứa và dầu cám Gạo được đánh giá khả năng chống oxy hóa thông qua chỉ số IC50 bằng phương pháp 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH), sau đó tiến hành khảo sát các tỷ lệ chất nhũ hóa Span 20 và Tween 80 sử dụng thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu về cảm quan, độ nhớt, độ dàn mỏng, độ bền pha và độ ổn định. Sản phẩm lotion tạo thành sẽ được đánh giá khả năng chống oxy hóa. Kết quả: Tỷ lệ Span 20 chiếm 4,86% và Tween 80 chiếm 3,69% cho lotion đạt tốt nhất các yêu cầu. Sản phẩm có thể chất và một số tính chất tương đồng với sản phẩm uy tín đang lưu hành trên thị trường, đồng thời sản phẩm có hoạt tính chống oxy hóa với giá trị IC50=115,143 µg/mL. Kết luận: Đã bào chế được lotion chứa đồng thời cao vỏ quả Dứa và dầu cám Gạo có khả năng chống oxy hóa, kết quả nghiên cứu là tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo nhằm hướng đến đưa sản phẩm ra thị trường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Li T., Shen P., Liu W., Liu C., Liang R., et al. Major polyphenolics in pineapple peels and their antioxidant interactions. International journal of food properties. 2014. 17(8), 1805-1817, DOI: 10.1080/10942912.2012.732168.
2. Saraswaty V., Risdian C., Primadona I., Andriyani R., Andayani D. G. S., et al. Pineapple peel wastes as a potential source of antioxidant compounds. IOP conference series: earth and environmental science. 2017. 60 (1), 1-6. DOI: 10.1088/1755-1315/60/1/012013.
3. Maulidiaa M. L., Darsonoa F. L., Wijayaa S., Effect of Pineapple (Ananas comosus) Peel Viscous Extract Concentrations in The Clay Face Mask Preparation. Asian J. Pharmacogn. 2020. 4(1), 31-42.
4. Azelee N. I. W., Ramli A. N. M., Manas N. H. A., Salamun N., Man R. C., et al. Glycerol in food, cosmetics and pharmaceutical industries: basics and new applications. Int. J. Sci. Technol. Res. 2019. 8(12), 553-558.
5. Bopitiya D., Madhujith T.,. Antioxidant potential of rice bran oil prepared from red and white rice. Tropical Argicultural Reseach. 2014. 26(1), 1-11. DOI: 10.4038/tar.v26i1.8067.
6. Ghatak A., Nair S., Vajpayee A., Chaturvedi P., Samant S., et al. Evaluation of antioxidant activity, total phenolic content, total flavonoids, and LC-MS characterization of Saraca asoca (Roxb.) De. Wilde. Wilde. Int. J. Adv. Res. 2015. 3(5), 318-327.
7. Huynh Thi My Duyen, Le Thi Minh Ngoc, Tran Thi Mong Tuyen, Duong Tuyet Ngan, Pham Thi Ngoc Linh, et al. Evaluation of the Skin Irritation and Anti-Inflammatory Activity of a Gel Containing Perilla frutescens Extract and Glycyrrhiza uralensis Extract. Journal of Medicinal Materials. 2023, 28(4), 249-255.
8. Phạm Đình Duy, Đoàn Duy Quốc. Xây dựng công thức gel nhũ tương dầu dừa (coconut oil) ứng dụng trong mỹ phẩm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2019, 61(7), 14-20.
9. Lê Văn Minh, Lê Thị Kim Oanh, Nguyễn Lan Chi, Lý Hải Triều. Tác dụng ức chế α-glucosidase và kháng oxy hóa in vitro của các cao chiết phối hợp từ chùm ngây (Moringa oleifera), lá đắng (Vernonia amygdalina) và rau má (Centella asiatica). Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, 2022, 19, 67-78.
10. Rahmatullah S., Permadi Y. W., Utami D. S.,. Formulasi dan Uji Aktivitas Antioksidan Sediaan Hand and Body Lotion Ekstrak Kulit Nanas (Ananas comosus (L.) Merr) dengan Metode DPPH. Jurnal Farmasi UIN Alauddin Makassar. 2019. 7(1), 26-33. DOI:
10.24252/jurfar.v7i1.9233.