KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ EM CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI PHƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2022

Trần Bá Kiên1,, Lê Nguyễn Diệu Hằng2
1 Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương
2 Đại học Duy Tân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc lạm dụng kháng sinh là vấn đề nghiêm trọng, có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng kháng sinh (KS) cho trẻ của các bà mẹ tại phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu thực hiện trên 292 bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn và điền bộ câu hỏi khảo sát được thiết kế sẵn. Kết quả: Các bà mẹ trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 29,97, trong đó nhóm tuổi 20 – 39 chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,39%. Tỷ lệ trẻ từng được sử dụng thuốc không theo đơn là 93,84% và tỷ lệ bà mẹ tham gia vào quyết định dùng thuốc là 92,81%. Trong đó, 4,45% các trường hợp dùng thuốc nhận được sự tư vấn từ nhân viên y tế và tỷ lệ nhỏ 6% chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt, thái độ đúng mực và thực hành tốt lần lượt là 10%, 15,07% và 15,75%. Không có tương quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng KS của các bà mẹ với nhóm tuổi, trình độ học vấn và thu nhập của gia đình. Tỷ lệ kiến thức tốt, thái độ đúng mực có liên quan với nghề nghiệp của mẹ/người thân có liên quan đến ngành y tế (p<0,001). Kết luận: Kiến thức, kỹ năng và thái độ trong sử dụng KS cho trẻ của các bà mẹ trên địa bàn nghiên cứu còn hạn chế, cần có những cơ chế kiểm soát khả năng tiếp cận thuốc kháng sinh và nâng cao nhận thức của các bà mẹ về tác hại của việc lạm dụng kháng sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Kính. Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam. Trung Tâm Nghiên Cứu Biến Động Bệnh Dịch Kinh Tế Và Chính Sách GRAP Việt Nam. 2010.
2. Torumkuney, Didem, et al. Country data on AMR in Vietnam in the context of community – acquired respiratory tract infections: links between antibiotic susceptibility, local and international antibiotic prescribing guidelines, access to medicines and clinical outcome. Journal of Antimicrobial Chemotherapy. 2022. 77(Supplement_1), i26-i34, doi: 10.1093/jac/dkac214.
3. WHO. Thuốc kháng sinh có thể sẽ mất khả năng chữa bệnh. 2011. https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/antimicrobial-resistance.
4. Nguyễn Thanh Bình. Dịch tễ dược học. NXB Y HỌC. 2014. 125-136.
5. Hoàng Thị Hải Vân, Đào Anh Sơn, Đặng Công Sơn, Vũ Thị Ngân, Hà Thị Hằng và Trần Thị Huyền Trang. Kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng thuốc kháng sinh của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại hà nam năm 2019. Tạp Chí Nghiên cứu Y học. 2020. 126, 154 - 162, doi: 10.52852/tcncyh.v126i2.1561.
6. Hoàng, Ngô Huy, et al. Current Use of Antibiotics among Vietnamese People in the First Level of Healthcare System in Nam Dinh Province. American Journal of Public Health Research. 2019. doi: 10.12691/ajphr-7-3-1.
7. Thuy Thi Phuong Nguyen, et al. A National Survey of Dispensing Practice and Customer Knowledge on Antibiotic Use in Vietnam and the Implications. Antibiotics (Basel). 2022. 11(8), doi: 10.3390/antibiotics11081091.
8. Albayrak, A., Karakas, N. M., and Karahalil, B. Evaluation of parental knowledge, attitudes and practices regarding antibiotic use in acute upper respiratory tract infections in children under 18 years of age: a cross-sectional study in Turkey. BMC Pediatr. 2021. 21(1), 554, doi: 10.1186/s12887-021-03020-4.
9. Al-Ayed, M. S. Z. Parents' Knowledge, Attitudes and Practices on Antibiotic Use by Children. Saudi J Med Med Sci. 2019. 7(2), 93-99, doi: 10.4103/sjmms.sjmms_171_17.
10. Nguyễn Thu Hoài, Đàm Khải Hoàn, Phạm Phương Liên. Kiến thức, thực hành về sử dụng kháng sinh cho trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, năm 2018. Y học Công cộng. 2018. 4(51), 38 - 42, doi: https://doi.org/10.52163/yhc.v2019i51.