TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Trà Lâm Tuấn Vũ1,, Ngô Minh Khôi1, Ngô Vũ Bảo2, Hồ Thị Thanh Thủy3, Phạm Thị Huyền Trang4, Nguyễn Thị Mộng Diễm5, Nguyễn Thị Hồng Loan6, Huỳnh Thị Cẩm7
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
3 Bệnh viện Quân Y 121
4 Trung tâm Y tế quận Cái Răng
5 Trung tâm Y tế quận Bình Thủy
6 Bệnh viện Đa khoa quận Ô Môn
7 Bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV có ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại thành phố Cần Thơ và các yếu tố liên quan năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Điều tra mô tả cắt ngang có phân tích bệnh nhân HIV/AIDS ≥ 16 tuổi đang điều trị ARV. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy 45,6% người tham gia được phân loại có khả năng trầm cảm lâm sàng thông qua bộ câu hỏi sàng lọc trầm cảm CES-D. Các yếu tố độc lập có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm bao gồm những người nhỏ hơn 25 tuổi, là dân tộc thiểu số, có trình độ từ cao đẳng trở lên, đối tượng là công nhân, những người có quan hệ tình dục đồng giới, những người không tuân thủ điều trị ARV, không sử dụng thuốc an thần và các đối tượng cảm thấy tự kỳ thị và bị kỳ thị. Kết luận: Cần tăng cường sàng lọc và điều trị trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Cần Thơ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ayano G., Demelash S., Abraha M., Tsegay L. The prevalence of depression among adolescent with HIV/AIDS: a systematic review and meta-analysis. AIDS Res Ther. 2021. 18(1), 23, doi:
10.1186/s12981-021-00351-1.
2. World Health Organization (WHO). Global HIV Programme. 2023, https://www.who.int/teams/global-hiv-hepatitis-and-stis-programmes/hiv/strategicinformation/hiv-data-and-statistics
3. Tran B. X., Ho R. C. M., Ho C. S. H., Latkin C. A., Phan H. T. et al. Depression among Patients with HIV/AIDS: Research Development and Effective Interventions (GAPRESEARCH). Int J Environ Res Public Health. 2019. 16(10), doi: 10.3390/ijerph16101772.
4. Safren S. A., O'Cleirigh C., Andersen L. S., Magidson J. F., Lee J. S. et al. Treating depression and improving adherence in HIV care with task-shared cognitive behavioural therapy in Khayelitsha, South Africa: a randomized controlled trial. J Int AIDS Soc. 2021. 24(10), e25823, doi: 10.1002/jia2.25823.
5. van Coppenhagen B., Duvenage H. S. Prevalence of depression in people living with HIV and AIDS at the Kalafong Provincial Tertiary Hospital Antiretroviral Clinic. S Afr J Psychiatr. 2019. 25, 1175, doi: 10.4102/sajpsychiatry.v25i0.1175.
6. Ngô Văn Mạnh, Bùi Thị Hồng Vân. Thực trạng trầm cảm của người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú tỉnh Thái Bình. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 2, 289-294, doi: https://doi.org/10.51298/vmj.v506i2.1298.
7. Seid S., Abdu O., Mitiku M., Tamirat K. S. Prevalence of depression and associated factors among HIV/AIDS patients attending antiretroviral therapy clinic at Dessie referral hospital, South Wollo, Ethiopia. Int J Ment Health Syst. 2020. 14, 55, doi: 10.1186/s13033-020-00389-0.
8. Desta F., Tasew A., Tekalegn Y., Zenbaba D., Sahiledengle B. et al. Prevalence of depression and associated factors among people living with HIV/AIDS in public hospitals of Southeast Ethiopia. BMC Psychiatry. 2022. 22(1), 557, doi: 10.1186/s12888-022-04205-6.
9. Cummings J. R., Ji X., Lally C., Druss B. G. Racial and Ethnic Differences in Minimally Adequate Depression Care Among Medicaid-Enrolled Youth. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry. 2019. 58(1), 128-138, doi: 10.1016/j.jaac.2018.04.025.
10. Fu J., Chen X., Dai Z., Huang Y., Xiao W. et al. HIV-related stigma, depression and suicidal ideation among HIV-positive MSM in China: a moderated mediation model. BMC Public Health. 2023. 23(1), 2117, doi: 10.1186/s12889-023-17047-y.
11. Xiao L., Qi H., Wang Y. Y., Wang D., Wilkinson M. et al. The prevalence of depression in men who have sex with men (MSM) living with HIV: A meta-analysis of comparative and epidemiological studies. Gen Hosp Psychiatry. 2020. 66, 112-119, doi:
10.1016/j.genhosppsych.2020.04.001.
12. Arrieta-Martinez J. A., Estrada-Acevedo J. I., Gomez C. A., Madrigal-Cadavid J., Serna J. A.
et al. Related factors to non-adherence to antiretroviral therapy in HIV/AIDS patients. Farm Hosp. 2022. 46(6), 319-326, doi, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/36520570.
13. Duko B., Geja E., Zewude M., Mekonen S. Prevalence and associated factors of depression among patients with HIV/AIDS in Hawassa, Ethiopia, cross-sectional study. Ann Gen Psychiatry. 2018. 17, 45, doi: 10.1186/s12991-018-0215-1.