SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN COPD ĐẾN KHÁM VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM HÔ HẤP BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Ở 2 GIAI ĐOẠN 7/2019-7/2020 VÀ 7/2020-7/2021

Đặng Nguyễn Hiền1,, Nguyễn Thị Hồng Trân1, Đỗ Thị Thanh Trà2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn tiến phức tạp, bệnh nhân COPD gặp nhiều trở ngại trong tái khám, lấy thuốc định kỳ trong thời gian cách ly xã hội dẫn đến việc chăm sóc bệnh nhân COPD bị gián đoạn, quản lý COPD gặp nhiều vấn đề khó khăn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đánh giá những thay đổi trong lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân COPD được quản lý tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ trong 2 giai đoạn: trước dịch (7/2019-7/2020) và trong dịch COVID-19 (7/2020-7/2021); đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân trong giai đoạn dịch COVID-19 đang diễn ra. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân đến khám COPD tại phòng khám hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ từ 7/2019-7/2021. Kết quả: Không có sự khác biệt về đặc điểm chung của bệnh, tỉ lệ triệu chứng (p >0,05), có sự tăng lên về tỉ lệ nhóm mMRC 3 trong dịch so với trước dịch (p<0,05), trung bình đợt cấp nhập viện giảm( trước dịch: 0,791,573 đợt/bệnh nhân, trong dịch: 0,591,385 đợt/bệnh nhân,p=0,041), về cận lâm sàng có chỉ số FEV1%/FVC tăng lên( trước dịch:55,8 15,0%, trong dịch: 61,9 ± 12,7%, p=0,039), các chỉ số FEV1, FEV1%, FVC, FVC%, tỉ lệ-số lượng eosinophil thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ tuân trị của bệnh nhân COPD là thấp (tốt:38,8%, trung bình: 48%, kém:13,2%), có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân trị. Kết luận: Trong đại dịch COVID-19, có sự giảm các đợt cấp nhập viện của bệnh nhân COPD và mức độ tuân trị của bệnh nhân trong giai đoạn này chưa cao và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tuân thủ điều trị kém.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kendzerska T, Zhu DT, et al. The Effects of the Health System Response to the COVID-19 Pandemic on Chronic Disease Management: A Narrative Review, Risk Management and Healthcare Policy. 2021. 14, 575-581, doi: 10.2147/RMHP.S293471.
2. Morisky DE, Ang A, Krousel-Wood M, Ward H. Predictive Validity of a Medication
Adherence Measure for Hypertension Control, Journal of Hypertension. 2008. 10(5), 348-354, doi: 10.1111/j.1751-7176.2008.07572. x.
3. Yvette Farrugia, Bernard Paul Spiteri Meilak. The Impact of COVID-19 on Hospitalized COPD Exacerbations in Malta, Hindawi Pulmonary Medicine, 2021:5533123, doi: 10.1155/2021/5533123.
4. González J, Moncusí-Moix A et al. Clinical Consequences of COVID-19 Lockdown in Patients With COPD: Results of a Pre-Post Study in Spain, Chest. 2021. 160(1), 135-138, doi: 10.1016/j.chest.2020.12.057.
5. Dương Thị Thanh Vân, Trương Thị Như Hảo và cộng sự. Bạch cầu ái toan- Dấu ấn sinh học tiên lượng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Tạp chí Y Dược Cần Thơ. 50/2022, 1-7.
6. Kolsum U, Southworth T, et al. Blood eosinophil counts in COPD patients compared to controls, Eur Respir J. 2019. 54: 1900633, doi: 10.1183/13993003.00633-2019.
7. Nguyễn Hoài Thu. Đánh giá tuân thủ điều trị và kỹ thuật sử dụng các thuốc dạng hít trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Y Dược Hà Nội. 2016.
8. Tạ Hữu Ánh, Nguyễn Ngọc Tâm. Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú, Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 508(2), 213-217.
9. Phạm Thành Soul, Đam Van Cuong et al. Medication Adherence of Vietnamese Outpatients with Chronic Diseases during the COVID-19 Pandemic, Trop.Med. Infect, 2022. 7(6), 101, doi: 10.3390/tropicalmed7060101.
10. Kvarnström K, Westerholm A, et al. Factors Contributing to Medication Adherence in Patients with a Chronic Condition: A Scoping Review of Qualitative Research, Pharmaceutics. 2021. 13(7):1100, doi: 10.3390/pharmaceutics13071100.
11. Kaye L, Theye B, et al. Changes in medication adherence among patients with asthma and COPD during the COVID-19 pandemic, J. Allergy Clin Immunol. Pract. 2020. 8(7), 2384– 2385, doi: 10.1016/j.jaip.2020.04.053.