ĐỊNH HƯỚNG TÁC NHÂN VI SINH VẬT GÂY TIÊU CHẢY CẤP TRẺ EM: VAI TRÒ CỦA BẠCH CẦU MÁU VÀ C-REACTIVE PROTEIN

Trần Quang Khải1, Nguyễn Thị Hương Trà1, Nguyễn Thị Cẩm Tiên1, Trần Văn Vi1, Ngô Đắc Tuấn
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bạch cầu máu và C-reactive protein (CRP) là các dấu ấn sinh học phản ánh quá trình viêm. Việc định hướng tác nhân vi sinh vật gây tiêu chảy cấp ở trẻ em dựa vào dấu ấn sinh học được kỳ vọng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị bạch cầu máu, CRP, tỉ lệ tác nhân vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi; xác định mối liên quan giữa bạch cầu máu, CRP với các nhóm tác nhân gây bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được thực hiện trên 74 trẻ trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi được chẩn đoán tiêu chảy cấp tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 12/2022- tháng 08/2023. Kết quả: Virus là tác nhân hàng đầu (41,9%), kế đến là đồng nhiễm vi khuẩn-virus (21,62%), nhiễm vi khuẩn (18,91%), nhiễm vi sinh vật khác (4%). Trong đó bốn tác nhân gây tiêu chảy cấp được phát hiện bằng Real-time PCR nhiều nhất là Rotavirus group A (41,9%), STEC, EPEC, Salmonella. Bạch cầu tăng chiếm 32,4%, CRP tăng chiếm 59,5%. Không có mối liên quan giữa số lượng bạch cầu và mức CRP ở trẻ mắc tiêu chảy do tác nhân vi khuẩn và virus (p>0,05). Kết luận: Virus là tác nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bạch cầu máu và CRP không có vai trò định hướng tác nhân vi sinh vật gây bệnh. Do đó, chẩn đoán vi sinh dựa vào bạch cầu máu và CRP trên đối tượng này nên được xem xét cẩn thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UNICEF and Bộ Y tế Việt Nam. WHO, Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em (IMCI). Nhà xuất bản Y học. 2010, 68-73.
2. Phùng Thị Bích Thủy, Vũ Thị Tâm, Nguyễn Thị Thanh Phúc, Đỗ Thu Hường, Quách Thị Hoa và cộng sự. Thực trạng chẩn đoán và điều trị tiêu chảy cấp của bệnh nhân nhi tại tỉnh Lào Cai năm 2020 - 2022. Tạp chí Nhi khoa. 2023. 16(3), 30-37, https://doi.org/10.52724/tcnk.v16i3.
3. Hoang Ngoc Anh, Dang Thi Thuy Ha, and Luong Thi Nghiem. Clinical and Laboratory Characteristics of Children Hospitalized with Diarrhea at Vietnam National Children's Hospital. Journal of Pediatric Research and Practice. 2020. (3), 35-40, https://doi.org/10.25073/jprp.v4i3.204.
4. Robert M. Kliegman, Joseph W. St Geme, Nathan J. Blum, Samir S. Shah, Robert C. Tasker, et al. Reference Intervals for Laboratory Tests and Procedures. Nelson textbook of pediatrics Philadelphia, PA : Elsevier. 2020, 14797-14806.
5. Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Thị Liễu. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ dưới 5 tuổi. Tạp chí Nhi khoa. 2022. 15, 25-31, https://doi.org/10.52724/tcnk.v15i4.117.
6. J.-C. Kabayiza, M.E. Andersson, S. Nilsson, C. Baribwira, G. Muhirwa, et al. Diarrhoeagenic microbes by real-time PCR in Rwandan children under 5 years of age with acute gastroenteritis. Clinical Microbiology and Infection. 2014. 20(12), 1128-1135, https://doi.org/10.1111/1469-0691.12698.
7. Nguyễn Thị Nguyên Thảo, Trần Công Lý, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, Lê Hoài Phong, Nguyễn Thị Bảo Duyên và cộng sự. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 57, 57-64, https://doi.org/10.58490/ctump.2023i57.595.
8. Phạm Võ Phương Thảo. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y Dược Học Huế. 2021. 11(01), 24, https://www.doi.org/10.34071/jmp.2021.1.3.
9. Islam Md Shariful, Khan Chowdhury Mohammad Rocky, Bornee Farzana, Chowdhury Hasina, Billah Baki, et al. Prevalence and Determinants of Diarrhea, Fever, and Coexistence of Diarrhea and Fever in Children Under-Five in Bangladesh. Children. 2023. 10, 1829, doi:10.3390/children10111829.
10. Yoonseon Park, Minji Son, Dong Wook Jekarl, Hyun Yoo Choi, Sang Yong Kim, et al. Clinical Significance of Inflammatory Biomarkers in Acute Pediatric Diarrhea. Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr. 2019. 22(4), 369-376, doi:10.5223/pghn.2019.22.4.369.
11. Adam M. A., Wang J., Enan K. A., Shen H., Wang H., et al. Molecular Survey of Viral and Bacterial Causes of Childhood Diarrhea in Khartoum State, Sudan. Front Microbiol. 2018. 9, 112, doi:10.3389/fmicb.2018.00112.
12. Fares M., Mourad S., Rajab M., and Rifai N. The use of C-reactive protein in predicting bacterial co-
Infection in children with bronchiolitis. N Am J Med Sci. 2011. 3(3), 152-6, doi: 10.4297/najms.2011.3152.
13. Yin-Jiang Lv, Qi-Lei Hu, Rong Huang, Liang Zhang, Li-Feng Wu, et al. The Diagnostic and Therapeutic Value of the Detection of Serum Amyloid A and C-Reactive Protein in Infants with Rotavirus Diarrhea. Int J Gen Med. 2021. 14, 3611-3617, doi: 10.2147/ijgm.S319915.
14. Nguyen Thi Ngoc Tran. Research on Charateristics of hs-CRP, Procalcitonin, Interleukin-6 in Severe Viral Pneumonia of Children under 5 Years Old. Journal of Pediatric Research and Practice. 2021. 5(4), 11-19, https://doi.org/10.47973/jprp.v5i4.339.