KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI KHÔNG VỮNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI BẰNG ĐINH CHỐNG XOAY ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI (PFNA) VỚI KỸ THUẬT ÍT XÂM LẤN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững thường gặp ở người lớn tuổi, do té ngã và loãng xương. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững như: nẹp DHS, nẹp vít khóa đầu trên xương đùi, đinh gamma, thay khớp háng bán phần… Tuy nhiên, trong những trường hợp gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững ở người lớn tuổi có thể trạng yếu và loãng xương thì cần phương pháp mổ kết hợp xương bằng kỹ thuật ít xâm lấn với dụng cụ vừa cố định vững chắc xương gãy vừa cần có tác dụng chống xoay đầu trên xương đùi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững ở người lớn tuổi bằng đinh chống xoay đầu trên xương đùi (PFNA) với kỹ thuật ít xâm lấn. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kết quả lành xương và phục hồi chức năng. 2. Đánh giá các biến chứng và rút ra một số kinh nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 37 bệnh nhân gãy liên mấu chuyển đùi không vững ở người lớn tuổi (≥70 tuổi), từ tháng 04 năm 2020 đến tháng 04 năm 2023 tại Bệnh viện Sài Gòn - ITO Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Bệnh nhân được theo dõi trung bình 14,2 tháng sau phẫu thuật và kết quả phục hồi chức năng được đánh giá theo thang điểm Harris Hip Score (HHS). Kết quả đạt được rất tốt và tốt là 80,6%. Kết luận: Điều trị gãy liên mấu chuyển ở người lớn tuổi bằng PFNA với kỹ thuật ít xâm lấn cho kết quả tốt: đường mổ nhỏ ít xâm lấn, ít mất máu, thời gian mổ ngắn, bệnh nhân sau mổ ít đau và cho phép vận động sớm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy liên mấu chuyển xương đùi, kỹ thuật ít xâm lấn, đinh (PFNA)
Tài liệu tham khảo
2. Rai B, Singh J, Singh V, Singh G, Pal B et al. Evaluation of the Outcomes of Proximal Femoral Nail Antirotation II in the Treatment of Trochanteric Fracture in Elderly Patients. Cureus. 14(5), doi: 10.7759/cureus.24896
3. Kumar GNK, Sharma G, Khatri K, Farooque K, Lakhotia D et al. Treatment of Unstable Intertrochanteric Fractureswith Proximal Femoral Nail Antirotation II: Our Experience in Indian Patients. Open Orthop J. 2015 Nov 19;9:456–9, doi: 10.2174/1874325001509010456.
4. Mallya S, Kamath SU, Annappa R, Nazareth NE, Kamath K, Tyagi P. The Results of Unstable Intertrochanteric Femur Fracture Treated with Proximal Femoral Nail Antirotation-2 with respect to Different Greater Trochanteric Entry Points. Adv Orthop. 2020, doi: 10.1155/2020/2834816
5. Mao W, Ni H, Li L, He Y, Chen X et al. Comparison of Baumgaertner and Chang reduction quality criteria for the assessment of trochanteric fractures. Bone Joint Res. 2019 Nov 2;8(10):502–8, doi: 10.1302/2046-3758.810.
6. Morshed S, Corrales L, Genant H, Miclau T. Outcome assessment in clinical trials of fracturehealing. J Bone Joint Surg Am. 2008 Feb;90 Suppl 1:62–7, doi: 10.2106/JBJS.G.01556.
7. Mereddy P, Kamath S, Ramakrishnan M, Malik H, Donnachie N. The AO/ASIF proximal femoral nail antirotation (PFNA): a new design for the treatment of unstable proximal femoral fractures. Injury. 2009 Apr;40(4):428–32, doi: 10.1016/j.injury.2008.10.014
8. Nikoloski AN, Osbrough AL, Yates PJ. Should the tip-apex distance (TAD) rule be modified for the proximal femoral nail antirotation (PFNA)? A retrospective study. J Orthop Surg Res. 2013 Oct 17;8:35, doi: 10.1186/1749-799X-8-35.
9. Takigami I, Matsumoto K, Ohara A, Yamanaka K, Naganawa T, Ohashi M, et al. Treatment of trochanteric fractures with the PFNA (proximal femoral nail antirotation) nail system - report of early results. Bull NYU Hosp Jt Dis. 2008;66(4):276–9, PMID: 19093903.