KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH DẠI CỦA NGƯỜI DÂN CÓ NUÔI CHÓ MÈO TẠI QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Kinh Thị Mỹ Dung1,, Diệp Thị Hồng Hoa1, Phạm Thị Trúc Ly1, Trượng Thị Ánh Lệ1, Ngô Minh Khôi1, Phan Thị Trung Ngọc1, Trần Tú Nguyệt1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh dại là một vấn đề y tế đang được cộng đồng quan tâm. Bệnh có diễn tiến nặng và tỷ lệ tử vong gần như 100% khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện, gây ra những thiệt hại lớn về người và vật chất. Trên toàn cầu, gánh nặng kinh tế do bệnh dại lây truyền qua chó ước tính lên tới 8,6 tỷ USD mỗi năm, bên cạnh đó là những tổn thương tâm lý không thể tính toán cho cá nhân và cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về phòng bênh dại và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh dại của người dân có nuôi chó mèo tại quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 436 người dân từ 18 – 60 tuổi có nuôi chó mèo tại quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ người được phỏng vấn có kiến thức và thực hành chung đúng về phòng bệnh dại lần lượt là 43,6% và 86,7%. Qua phân tích ghi nhận một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung đúng gồm nhóm tuổi (OR=2,45, Cl 95% (1,64 - 3,65), p<0,001), trình độ học vấn (OR=4,59, Cl 95% (2,96 - 7,13), p<0,001), nghề nghiệp (OR=4,56, Cl 95% (2,40 - 8,65), p<0,001), các yếu tố liên quan đến thực hành chung đúng gồm nhóm tuổi (OR= 2,35, Cl 95% (1,20 - 4,60), p=0,01), trình độ học vấn (OR=4,33, Cl 95% (1,81 – 10,3), p<0,001), nghề nghiệp (OR= 1,9, Cl 95% (1,28 - 70,05), p=0,009) với p<0,05. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy kiến thức, thực hành đúng về phòng bệnh dại ở người dân có nuôi chó mèo còn thấp và chưa đầy đủ. Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, các biện pháp phòng chống và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh dại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Rabies. 2023. https://www.who.int/news-room/factsheets/detail/rabies.
2. Y Cần Thơ. Dịch tễ học 2. Nhà xuất bản y học. 2020.
3. Bộ Y tế. Công văn số 5396/BYT – DP Tăng cường công tác phòng chống dại, Hà Nội. 2022.
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Linh-vuc-khac/Cong-van-5396-BYT-DP-2022-tangcuong-cong-tac-phong-chong-dai-531107.aspx.
4. Nguyễn Thị Thanh Thảo và cộng sự. Nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh dại và một số yếu tố liên quan của người nuôi chó mèo tại huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y dược Cần Thơ. 2021. số 35, ISSN.2345-1210.
5. Võ Quốc Huy. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh dại của người dân ở xã Mỹ Khánh, huyên Phong Điền, TP Cần Thơ năm 2016. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2017. 33.
6. Dương Minh Tuấn. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh dại của người dân tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ năm 2014, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2015. 34.
7. Hoàng Thị Thuận và các cộng sự. Kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh dại của người dân tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí y học dự phòng. 2022. 32(1), 130-138, doi: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/541.
8. Abirami Srinivasan et at. Knowledge, Attitude and Behaviour towards Rabies Prevention and
Control – A Cross Sectional Study in Anakaputhur, an Urban Area of Kanchipuram District, Tamil Nadu. National Journal of community medicine. 2021. 12(7), 175-179, doi:https://doi.org/10.5455/njcm.20210529053500.
9. Aboyowa Arayuwa Edukugho et at. Knowledge, attitudes, and practices towards rabies prevention among residents of Abuja municipal area council, Federal Capital Territory, Nigeria. Pan African medical. 2018. 31(1), EISSN:1937-8688, doi: 10.11604/pamj.2018.31.21.15120.
10. Nguyễn Minh Sơn và Nguyễn Thị Thắng. Thực trạng về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của người dân huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tạp chí nghiên cứu y học. 2020. 128(4), 189-197, doi: https://doi.org/10.52852/tcncyh.v128i4.1564.