XUỐNG THANG KHÁNG SINH Ở BỆNH NHÂN NẶNG: KHOẢNG TRỐNG GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống là bước giảm nhẹ điều trị khi phác đồ điều trị đã đạt hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả bệnh nhân và cơ sở chăm sóc y tế và là một trong những chiến lược tiếp cận quan trọng trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại Việt Nam và trên thế giới. Vấn đề này được tra cứu bằng tiếng Việt từ kho tài liệu của thư viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Y học Việt Nam, các báo cáo khoa học và hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế 2020; bằng tiếng Anh với công cụ tìm kiếm của PubMed với các từ khóa được trình bày bên dưới trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2023. Nội dung: Các tài liệu tham khảo này được sắp xếp theo thứ tự thời gian và trích dẫn các ý kiến hướng dẫn; và các số liệu trong thời điểm nghiên cứu. Có những quan điểm chưa thống nhất trong định nghĩa xuống thang kháng sinh, cũng như trong kết luận một số kết cục lâm sàng. Ngoài ra, việc xét nghiệm vi sinh và sử dụng kháng sinh cũng còn nhiều khác biệt giữa các nơi. Kết luận: Một cách tổng quát nhất, nghiên cứu về xuống thang kháng sinh không phải là vấn đề mới nhưng chưa bao giờ hết nóng bởi sức ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người bệnh, đến kinh tế và phát triển của xã hội. Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là do có quá nhiều khía cạnh tác động, từ con người đến chính sách và cơ sở vật chất, đến việc xuống thang kháng sinh. Đây là điều mà các nghiên cứu sau trong tương lai sẽ cố gắng thu hẹp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xuống thang kháng sinh, giám sát kháng sinh, đề kháng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Thị Hạnh Duyên, Khuyến cáo và bằng chứng về xuống thang kháng sinh trong nhiễm khuẩn nặng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2022, 22(2), 1–6, https://doi.org/10.31288/vnh.a323i9.2439
3. Bộ Y tế, Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, 2020.
4. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, 2020
5. Phạm Ngọc Kiếu, Phạm Ngọc Trung, Trần Thị Tiểu Thơ và cộng sự, Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang, 2015, 1–8.
6. Weiss E., Zahar J.-R., Lesprit P. et al, Elaboration of a consensual definition of de-escalation allowing a ranking of β-lactams. Clin Microbiol Infect, 2015, 21(7), 649.e1–10. 10.1016/j.cmi.2015.03.013
7. Battula V., Krupanandan R.K., Nambi P.S. et al, Safety and Feasibility of Antibiotic Deescalation in Critically Ill Children With Sepsis - A Prospective Analytical Study From a Pediatric ICU. Front Pediatr, 2021, 9, 10.3389/fped.2021.640857
8. Ambaras Khan R. và Aziz Z., Antibiotic de-escalation in patients with pneumonia in the intensive care unit: A systematic review and meta-analysis. Int J Clin Pract, 2018, 72(10), e13245. 10.1111/ijcp.13245.
9. Lâm Yến Huê, Đặng Duy Khánh, và Dương Xuân Chữ, Tình hình sử dụng kháng sinh hợp lý và một số yếu tố liên quan trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Bình An – Kiên Giang năm 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2023, 56, 8–15. https://doi.org/10.58490/ctump.2023i56.493
10. Bộ Y tế, Sổ tay hướng dẫn quản lý sử dụng kháng sinh dành cho cơ sở y tế tuyến cơ sở, 2015.
11. Nguyễn Trọng Khoa, Thực trạng sử dụng kháng sinh hợp lý và hiệu quả can thiệp tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, 2021, 87-89.
12. Trần Quỳnh Như, Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống và vai trò của dược sĩ, 2023.
13. Tạ Thị Diệu Ngân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, Trường Đại học Y Hà Nội, 2016, 98-102
14. Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Kon Tum, Đánh giá phòng xét nghiệm, 2019.
15. Cục Y tế dự phòng, Kết luận thanh tra Công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn sinh học phòng xét nghiệm tại Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, 2023.
16. Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Chương trình ngoại kiểm vi sinh, 2016.
17. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Kết quả đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm y học theo tiêu chuẩn ISO 15189: 2012 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2022, 2022.
18. Evans L., Rhodes A., Alhazzani W. et al, Surviving sepsis campaign: international guidelines for management of sepsis and septic shock 2021. Intensive Care Medicine, 2021, 47(11), 1181– 1247, 10.1007/s00134-021-06506-y.
19. Tamma P.D., Aitken S.L., Bonomo R.A. et al, Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections. Clin Infect Dis, 2023, 10.1093/cid/ciad428.
20. Gonzalez L., Cravoisy A., Barraud D. et al, Factors influencing the implementation of antibiotic de-escalation and impact of this strategy in critically ill patients. Crit Care, 2013, 17(4), 10.1186/cc12819.
21. Lakbar I., De Waele J.J., Tabah A. et al, Antimicrobial De-Escalation in the ICU: From Recommendations to Level of Evidence. Adv Ther, 2020, 37(7), 3083–3096, 10.1007/s12325020-01390-2
22. Song J.-U. và Lee J., The impact of antimicrobial de-escalation therapy in culture-negative pneumonia: a systematic review and meta-analysis. Korean J Intern Med, 2023, 38(5), 704–713, 10.3904/kjim.2023.115.