NGHIÊN CỨU TỶ LỆ SUY YẾU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Suy yếu là một yếu tố thường gặp của hội chứng lão hóa, liên quan đến những kết cục lâm sàng bất lợi ở người bệnh cao tuổi. Mặc dù vậy, suy yếu vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức trong thực hành lâm sàng lão khoa. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ suy yếu bằng thang điểm đánh giá suy yếu CFS (Clinical Frailty Scale) và khảo sát một số yếu tố liên quan đến suy yếu ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện ở 108 người bệnh ≥60 tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 02/2023 đến tháng 06/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 73,4 ± 8,21 và nữ giới chiếm ưu thế với tỷ lệ 55,6%, trên 80% bệnh nhân có bệnh đồng mắc. Tỷ lệ suy yếu và không suy yếu lần lượt là 64,8% và 35,2%. Tuổi càng cao, tỷ lệ suy yếu càng tăng (p=0,010). Bệnh nhân có trình độ học vấn cao có tỷ lệ suy yếu thấp hơn. Tình trạng độc thân, góa, ly hôn làm tăng nguy cơ suy yếu 8,75 lần (p<0,001), sống một mình làm tăng nguy cơ suy yếu 4,67 lần (p=0,012), điều kiện kinh tế thấp làm tăng nguy cơ suy yếu 7,65 lần (p=0,031), tình trạng dinh dưỡng kém làm tăng nguy cơ suy yếu 3,34 lần (p=0,014). Kết luận: Suy yếu là vấn đề phổ biến ở người cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện. Nhận biết các yếu tố nguy cơ của suy yếu là cần thiết nhằm chăm sóc và điều trị toàn diện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy yếu, người bệnh cao tuổi, thang điểm suy yếu CFS
Tài liệu tham khảo
2. Basic D., and Shanley C. Frailty in an older inpatient population: using the clinical frailty scale to predict patient outcomes. J Aging Health. 2015. 27(4), 670-85, doi: 10.1177/0898264314558202.
3. Church S., Rogers E., Rockwood K., and Theou O. A scoping review of the Clinical Frailty Scale. BMC Geriatr. 2020. 20(393), 1-18, doi: 10.1186/s12877-020-01801-7.
4. McAlister F.A., Lin M., and Bakal J.A. Prevalence and Postdischarge Outcomes Associated with Frailty in Medical Inpatients: Impact of Different Frailty Definitions. J Hosp Med. 2019. 14(7), 407-410, doi: 10.12788/jhm.3174.
5. Lý Thanh Thùy, Nguyễn Trần Tố Trân, Nguyễn Văn Tân. Khảo sát tỷ lệ suy yếu và các yếu tố liên quan với suy yếu ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão Bệnh viện Nguyễn Trãi. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2020. 24(2), 71-76.
6. Doody P., Asamane E.A., Aunger J.A., Swales B., Lord J.M. et al. The prevalence of frailty and pre-frailty among geriatric hospital inpatients and its association with economic prosperity and healthcare expenditure: A systematic review and meta-analysis of 467.779 geriatric hospital inpatients. Ageing Res Rev. 2022. 80, 1-28, doi: 10.1016/j.arr.2022.101666.
7. Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên, Thân Hà Ngọc Thể, Nguyễn Thị An. Khảo sát tỷ lệ suy yếu và mối liên quan giữa suy yếu với kết cục lâm sàng ngắn hạn ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Bà Rịa. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 23(2), 9-14.
8. Nguyễn Văn Thình, Nguyễn Trần Tố Trân, Nguyễn Văn Trí. Tỷ lệ suy yếu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi trong cộng đồng tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018. 22(1), 286-289.
9. Rausch C., van Zon S.K.R., Liang Y., Laflamme L., Möller J., et al. Geriatric Syndromes and Incident Chronic Health Conditions Among 9094 Older Community-Dwellers: Findings from the Lifelines Cohort Study. J Am Med Dir Assoc. 2022. 23(1), 54-59, doi: 10.1016/j.jamda.2021.02.030. 10. Wang X., Hu J., and Wu D. Risk factors for frailty in older adults. Medicine (Baltimore). 2022. 101(34), e30169. doi: 10.1097/MD.0000000000030169.