KẾT QUẢ GIẢM ĐAU CỦA KETAMINE LIỀU THẤP PHỐI HỢP MIDAZOLAM TRONG MỔ CẮT TỬ CUNG VÀ BÓC U XƠ TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022

Trần Quốc Duy1,, Huỳnh Công Tâm1, Nguyễn Minh Hoàng1, Huỳnh Lê Thiện Vũ1
1 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vai trò giảm đau sau mổ của ketamine đã được xác định, tuy nhiên khi kết hợp với gây tê tủy sống bằng bupivacaine – opiphine trong phẫu thuật mổ mở cắt tử cung và mổ mở bóc u xơ tử cung vẫn chưa rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả chống tăng đau của Ketamine liều thấp phối hợp midazolam trong mổ cắt tử cung và bóc u xơ tử cung. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng 116 người bệnh có chỉ định phẫu thuật mổ mở cắt tử cung và bóc u xơ tử cung bằng gây tê tủy sống và làm giảm đau sau mổ bằng Opiphine tê tủy sống, được chia thành 2 nhóm: nhóm ketamin (ketamine 1mg/kg và midazolam 1mg), nhóm chứng (dùng natriclorid 0,9% 5ml) trước khi rạch da; theo dõi: hiệu quả giảm đau trong mổ (tốt, trung bình, thất bại), giảm đau cứu hộ và lượng thuốc giảm đau cứu hộ (khi VAS > 4), theo dõi tác dụng không mong muốn. Kết quả: Hiệu quả giảm đau trong mổ của nhóm ketamine/chứng không khác biệt giữa 2 nhóm (CI: 0,69-5,32, p>0,05), bệnh nhân sử dụng giảm đau cứu hộ ( khi VAS > 4, bổ sung thêm thuốc giảm đau) ở nhóm ketamine thấp hơn nhóm chứng (25,9% so với 50%; p < 0,05; CI: 0,16-0,76), chỉ số đau VAS lúc nghĩ tại các thời điểm 1 giờ, 3 giờ và 24 giờ sau mổ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), chỉ số đau tại các thời điểm 6 giờ, 12 giờ ở nhóm ketamine thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không bệnh nhân nào bị ảo giác, ác mộng, nhìn đôi hay an thần quá mức khi sử dụng ketamine liều thấp. Kết luận: Ketamine liều thấp kết hợp midazolam lúc rạch da có tác dụng chống tăng đau sau mổ, tác dụng không mong muốn không đáng kể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hariharan, S., Moseley, H., Kumar, A., and Raju, S. The effect of preemptive analgesia in postoperative pain relief--a prospective double-blind randomized study. Pain Med. 2009. 10(1), 4953, doi: 10.1111/j.1526-4637.2008.00547.x.
2. Nguyễn Thị Thanh, Thuốc thường dùng trong gây mê và hồi sức. Nhà xuất bản Y học. 2004. 211.
3. Macrae, W. A. Chronic post-surgical pain: 10 years on. Br J Anaesth. 2008. 101(1), pp. 77-86, doi: 10.1093/bja/aen099.
4. Đặng Hồng Phong và Trần Quốc Việt. Hiệu quả giảm đau cấp và mạn sau mổ của Ketamine liều thấp trong phẫu thuật nội soi cắt đại tràng. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2016. 20, tr. 176-181.
5. Nguyễn Hồng Thủy. Nghiên cứu tác dụng giảm đau dự phòng sau mổ bụng trên của ketamine liều thấp tiêm lúc khởi mê. Đại hoc Y Dược Hà Nội. 2005.
6. Argiriadou, H., Himmelseher, S., Papagiannopoulou, P., Georgiou, M., Kanakoudis, F., et al.
Improvement of pain treatment after major abdominal surgery by intravenous S+-ketamine.
Anesth Analg. 2004. 98(5), pp. 1413-8, doi: 10.1213/01.ane.0000111204.31815.2d.
7. Phan Tôn Ngọc Vũ. Nghiên cứu hiệu quả giảm đau của kết hợp gây tê ngoài màng cứng với gây mê toàn thể trong và sau phẫu thuật nội soi đại- trực tràng. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2012.
8. Craven, R. Ketamine. Anaesthesia. 2007. 62 Suppl 1, pp. 48-53, doi: 10.1111/j.13652044.2007.05298.x.
9. Nguyễn Văn Minh. Đánh giá hiệu quả giảm đau và tác dụng không mong muốn của Ketamine liều thấp có và không có liều dự phòng đau ở bệnh nhân mổ tim hở. Đại học Y Dược Hà Nội. 2008.
10. Puppo Moreno, A. M., Abella Alvarez, A., Morales Conde, S., Pérez Flecha, M., and Garcia Urena, MA. The intensive care unit in the postoperative period of major abdominal surgery. Med Intensiva (Engl Ed). 2019. 43(9), pp. 569-577, doi: 10.1016/j.medin.2019.05.007.
11. Elia, N. and Tramer, M. R. Ketamine and postoperative pain: a quantitative systematic review of randomised trials. Pain. 2005. 113(1-2), pp. 61-70, doi: 10.1016/j.pain.2004.09.036.
12. Himmelseher, S. and Durieux, M. E. Ketamine for perioperative pain management. Anesthesiology. 2005. 102(1), pp. 211-20, doi: 10.1097/00000542-200501000-00030.