ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC CỦA CẮT LỚP VI TÍNH 160 LÁT CẮT Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TẠI AN GIANG TỪ NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2023

Lê Tấn Đạt1,, Huỳnh Minh Phú2
1 Bv đa khoa trung tâm An Giang
2 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lý mạch vành là nguyên nhân chính gây thiếu máu, nhồi máu cơ tim. Việc tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý động mạch vành và can thiệp kịp thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu, nhồi máu cơ tim, đồng thời giúp giảm tỷ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học cắt lớp vi tính 160 lát của bệnh động mạch vành mạn tại Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm An Giang năm 2022 đến năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 157 bệnh nhân có bệnh động mạch vành mạn được khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Bệnh nhân được chẩn đoán hẹp động mạch vành thông qua hình ảnh học cát lớp vi tính 160 lát cắt và được đánh giá lại thông qua hình ảnh chụp mạch vành xuyên qua da. Kết quả: Về đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường lần lượt là 77,1%, 66,2% và 28,7%. Có 27,4% bệnh nhân có thói quen uống rượu và 27,4% hút thuốc lá. Tỷ lệ bệnh nhân có nhịp tim ≥70 lần/phút trước chụp cắt lớp vi tính là 5,7%. Về đặc điểm hình thái học, tỷ lệ bệnh nhân có điểm vôi hóa mạch vành theo Agatston là 0, 1-99 và 100-399 lần lượt là 23,3%, 21,2% và 55,5%. Số nhánh mạch vành hẹp là 326 nhánh trên 157 bệnh nhân. Trong đó, 30,1% hẹp nhánh RCA, 7,7% hẹp nhánh LM, 39,2% hẹp nhánh LAD và 23% hẹp nhánh LCX. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng phổ biến nhất ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang là đau thắt ngực. Tổn thương động mạch vành thường gặp nhất ở nhánh LAD chiếm 39,2%. Mức độ hẹp động mạch vành ≥50% là trên 80%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Antti Saraste and Juhani Knuuti. 2019 ESC Guidelines for The Diagnosis Andmanagement of Chronic Coronary Syndromes. European Heart Journal. 2020. 45, 409-420, https://doi.org/10.1007/s00059-020-04935-x.
2. Anthony A. Bavry. CT coronary angiography in patients with suspected angina due to coronary heart disease (SCOT-HEART): an open-label, parallel-group, multicentre trial. Lancet. 2015. 385(9985), 2383-2391, http://dx.doi.org/10.1016/.
3. Nguyễn Minh Nguyệt. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 128 dãy động mạch vành ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tại Bệnh viện Đột quỵ – Tim mạch Cần Thơ năm 2020-2021. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; 2021. 73.
4. Bùi Thị Bích, Đỗ Thị Nam Phương và Trần Minh Hoàng. Giá trị của Xquang cắt lớp vi tính 320 trong chẩn đoán bệnh hẹp động mạch vành. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2019. 86, 21-28.
5. Madhok, R. and Aggarwal, A. Comparison of 128-Slice Dual Source CT Coronary Angiography with Invasive Coronary Angiography. J Clin Diagn Res. 2014. 8(6), RC08-11, https://doi.org/10.7860/JCDR/2014/9568.4514.
6. Sato, S., Horii, Y., Yoshimura, N., Yagi, T. and Aoyama, H. Coronary computed tomography angiography using 128-slice dual-source computed tomography in patients with severe calcification. Jpn J Radiol. 2017. 35(8), 432-439, https://doi.org/10.1007/s11604-017-0650-y.
7. Nguyễn Thượng Nghĩa. Giá trị của một số phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành so với chụp động mạch vành cản quang. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; 2010. 136.
8. Nguyễn Quang Tuấn. Chụp và can thiệp đóng mạch vành qua da. Một số nguyên lý và kỹ thuật cơ bản. Nhà xuất bản Y Học. 2017.
9. Chu Văn Vinh. Kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành trên bệnh nhân bệnh mạch vành nghi ngờ tại Bệnh viện đa khoa Hòa Hảo Medic Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; 2019. 78.
10. Fleur R. de Graaf, Joanne D. Schuijf, Joe¨lla E. van Velzen, Lucia J. Kroft, Albert de Roos et al. Diagnostic accuracy of 320-row multidetector computed tomography coronary angiography in the non-invasive evaluation of significant coronary artery disease. Eur Heart J. 2010. 31 (13), 1908-1915, https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehp571.