TÌNH TRẠNG THIẾU NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG DIỄN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á NĂM 2023

Trần Thị Vân1,, Vũ Thị Quỳnh Chi2, Lê Thị Thu Hà3, Võ Lê Thanh Thủy1, Lại Thị Hà1, Hoàng Thị Hiền1, Nguyễn Thị Ngọc Trinh1
1 Trường Đại học Đông Á
2 Trường Đại học Đà Nẵng
3 Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thiếu năng lượng trường diễn ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình và sức khỏe của sinh viên như giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn,…. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở sinh viên điều dưỡng trường Đại học Đông Á năm 2023 và xác định một số yếu tố liên quan đến thiếu năng lượng trường diễn ở sinh viên điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 372 sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Đông Á từ tháng 10/2022 đến 4/2023. Thiếu năng lượng trường diễn được đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể và dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới theo độ tuổi. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng thiếu năng lượng trường diễn ở cả 2 giới là 22,3%; trong đó sinh viên nam chiếm 4,8% và sinh viên nữ chiếm 95,2%. Các yếu tố liên quan đến thiếu năng lượng trường diễn ở sinh viên điều dưỡng (p <0,05) là: Nhóm tuổi, sinh viên năm thứ nhất/hai/ba/tư, tình trạng sổ giun trong vòng 6 tháng qua, sự hài lòng với cân nặng, chiều cao hiện tại, tự đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại của bản thân, tập luyện thể dục thể thao. Kết luận: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở sinh viên điều dưỡng trường Đại học Đông Á đang gia tăng ở mức cao, trong đó sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với sinh viên nam. Do đó, Nhà trường cần có những chính sách hỗ trợ sinh viên trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Sinh viên cần sổ giun định kỳ, có nhận thức đúng đắn về cân nặng, chiều cao và tình trạng dinh dưỡng của bản thân, thường xuyên tập thể dục thể thao với bộ môn và cường độ phù hợp với sức khỏe.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brumboiu M.I., Cazacu I, Zunquin G, Manole F, Mogosan C.I., Porrovecchio A, et al. Nutritional status and eating disorders among medical students from the Cluj-Napoca University centre. Medicine and Pharmacy Reports. 2018. 91(4), 414-421, DOI: 10.15386/cjmed-1018.
2. Makkawy E, Alrakha A.M., Al-Mubarak A.F., Alotaibi H.T., Alotaibi N.T., et al. Prevalence of overweight and obesity and their associated factors among health sciences college students, Saudi Arabia. J Family Med Prim Care. 2021. 10(2), 961-967, DOI: 10.4103/jfmpc.jfmpc_1749_20.
3. Hoàng Thị Linh Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Lê Thị Hương. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu y học. 2021. 146(10), 192-197, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v146i10.335.
4. Trương Hoàng Ngọc Quý, Lê Nguyễn Minh Khoa, Trần Cao Anh Khôi, Nguyễn Quang Minh Hiển, Võ Việt Thắng và cộng sự. Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học và tình hình dinh dưỡng của sinh viên khóa 26 Đại học Duy Tân. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường. 2021. (49), 104109, DOI: 10.47122/vjde.2021.49.14.
5. Vũ Thị Nhung. Tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ số sinh học của sinh viên đại học chính quy năm thứ 2 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 516(1), 106110, https://doi.org/10.51298/vmj.v516i1.2963.
6. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Dinh dưỡng học (Tái bản lần thứ 4 – Có chỉnh sửa và bổ sung). Nhà xuất bản Y học. 2020. 7. Trường Đại học Y tế công cộng. Dinh dưỡng cộng đồng và an toàn thực phẩm (Tài liệu giảng dạy cho cao học Y tế công cộng). 2014. 8. Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Các phương pháp đánh giá và theo dõi tình trạng dinh dưỡng. https://viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/SGKDD_P2.pdf.
9. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Bạch Ngọc, Nguyễn Thị Huyền Trang, Hà Minh Trang. Thực trạng thừa cân béo phì của sinh viên Đại học Xây dựng và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y tế Công Cộng. 2021. (54), 53-61.
10. Trường Đại học Y Hà Nội. Ký sinh trùng y học. Nhà xuất bản Y học. 2020.