KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BÁN LẺ THUỐC TẠI CÁC NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC QUẬN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Trần Văn Đệ1, Phạm Trung Tín1, Lê Trung Hiếu1, Nguyễn Thị Thanh Thảo1, Nguyễn Minh Trung1, Phan Dương Phúc1, Bùi Thị Bích Thủy1, Trần Tú Nguyệt1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kiệt sức nghề nghiệp là một vấn đề sức khỏe của cuộc sống hiện đại và ngày càng trở nên phổ biến. Tỉ lệ kiệt sức nhân viên y tế ước lượng khoảng 67,0% (dao động từ 0% đến 80,5%). Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp ở người bán lẻ thuốc trên địa bàn các quận thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 193 đối tượng là người bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc trên địa bàn các quận thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Kết quả: Tỷ lệ kiệt sức nghề nghiệp trên người bán lẻ thuốc là 37,8%, trong đó 7,8% (12,24 ± 0,56) có suy kiệt cảm xúc (EE); 4,1% (2,81 ± 0,25) cảm giác hoài nghi/ sai lệch về bản thân (DP); 34,7% (35,33 ± 0,51) cảm giác về hiệu quả chuyên môn công việc của cá nhân (PA). Một số yếu tố liên quan với kiệt sức nghề nghiệp bao gồm thời gian làm việc, từng có ý định từ bỏ công việc hiện tại, thu nhập đảm bảo cuộc sống, hài lòng với thu nhập, cảm thấy bản thân đang trải qua áp lực và hiện đang có hút thuốc (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy kiệt sức nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao, khuyến cáo cần áp dụng các biện pháp để phòng ngừa kiệt sức nghề nghiệp ở người bán lẻ thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. ICD-11 for Mortality and Morbidity Statistics, Cited 2021 Dec 24. https://icd.who.int/browse11/l-m/en#/http://id.who.int/icd/entity/129180281
2. Klersy C, Callegari A, Martinelli V, Vizzardi V, Navino C, Malberti F, et al. Burnout in health care providers of dialysis service in Northern Italy-- a multicentre study, Nephrol Dial Transplant. 2007; 22(8): 2283-90
3. Rotenstein, S. L, Torre, M., Ramos, A. M, et al. Prevalence of Burnout Among Physicians: A Systematic Review, Jama. 2018, 320(11), 1131-50
4. Patel SK, Kelm MJ, Bush PW et al, Prevalence and risk factors of burnout in community pharmacists, J Am Pharm Assoc (2003) 2021, 61, 145–50.
5. Protano C, De Sio S, Cammalleri V et al, A Cross-Sectional Study on Prevalence and Predictors of Burnout among a Sample of Pharmacists Employed in Pharmacies in Central Italy. Hanrahan J (ed.), Biomed Res Int 2019;2019:8590430.
6. Youssef D, Youssef J, Hassan H et al. Prevalence and risk factors of burnout among Lebanese community pharmacists in the era of COVID-19 pandemic: results from the first national crosssectional survey. J Pharm Policy Pract 2021;14:111
7. Denise Albieri, Jodas Salvagioni, Francine Nesello Melanda, Arthur Eumann Mesaas, et al. Physical, psychological and occupational consequences of job burnout: A systematic review of prospective studies, Research article, October 4, 2017 . https://doi.org/10.1371/journal. pone.0185781.
8. Maslach, C. and Leiter, M. P. Early Predictors of Job Burnout and Engagement. Journal of Applied Psychology, 2008. 93, 498-512. http://dx.doi.org/10.1037/0021-9010.93.3.498.
9. Dee J, Dhuhaibawi N, Hayden JC. A systematic review and pooled prevalence of burnout in pharmacists. Int J Clin Pharm. 2022 Nov 29:1–10. doi: 10.1007/s11096-022-01520-6. Epub ahead of print. PMID: 36446993; PMCID: PMC9707850.
10. Trương Minh Bình, Nguyễn Trung Hòa, Vũ Thị Thanh Mai, Hà Thị Lệ Hằng. Kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế thuộc trung tâm y tế quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, Tạp chí Y học dự phòng, 2022. Tập 32, số 6.
11. Nguyễn Bảo Trân, Nguyễn Thị Thu Hương, Phạm Minh Khuê, Vũ Hải Vinh. Tình trạng kiệt sức và một số yếu tố liên quan đến tình trạng kiệt sức của nhân viên chẩn đoán hình ảnh tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp – Hải Phòng năm 2020, Tạp chí Y học Việt Nam, 2020. tập 503, tháng 6 Số 1-2021.
12. Abeer S. Alharbi, Anfal M.Alenzi, Norah A. Almuhaini, Rawan M. Alkharif, Naelah H. Alarafah and Hind Almodaimegh. Prevalence of burnout among hospital pharmacists at National Guard Hospital in Riyadh, Saudi Arabia, International Research Journal of Public and Environmental Health, 2020. Vol.7 (1), 14-20.
13. Nguyễn Ngọc Bích, Vũ Thái Sơn. Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp của bác sĩ và điều dưỡng tại một bệnh viện hạng 1 ở Việt Nam, 2020, Tạp chí Y học Việt Nam, 2020.Tập 502, tháng 5, số 2.
14. Nguyễn Thị Thanh. Tình trạng kiệt sức trong công việc của Điều dưỡng khối Hồi sức Cấp cứu tại một số bệnh viện tuyến quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2019.
15. Mary E Durham, Paul W Bush, Amanda M Ball. Evidence of burnout in health-system phaarmacists, American Journal of Health-System Pharmacy, 2018. Volume 75, Issue 23_Supplement_4, 1 December 2018, Pages S93–S100, https://doi.org/10.2146/ajhp170818.
16. Jodee Dee, Nabaa Dhuhaibawi and John C. Hayden. A systematic review and pooled prevalence of burnout in pharmacists, International Journal of Clinical Pharmacy, 2022. Nov 29;1-10. doi: 10.1007/s11096-022-01520-6.
17. Nien- Chih Hu, Jong-Dar Chen, Tsun-Jen Cheng. The associations between Long working hours, physical inactivity and burnout, Journal of occupational and environment Medicine, 2016 May;58(5):514-8. doi: 10.1097/JOM.0000000000000715.
18. Calgan Z, Aslan D and Yegenoglu S. Community pharmacists’ burnout levels and related factors: an exxample from Turkey, International Journal of Clinical Pharmacy, 2011. 33, 92-100
19. Xia L, Jiang F, Rakofsky J, Zhang Y, Zhang K et al. Cigarette Smoking, Health-Related Behaviors, and Burnout Among Mental Health Professionals in China: A Nationwide Survey, Frontiers in Psychiatry. 2020. 11:706; doi: 10.3389/fpsyt.2020.00706.