NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN MẮC SẸO LÕM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU DA THẨM MỸ QUỐC TẾ FOB NĂM 2022-2023

Phạm Huỳnh Trường1,, Nguyễn Trung Kiên1, Trần Thái Thanh Tâm1
1 Trường đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sẹo lõm (sẹo rỗ) là hậu quả của các tổn thương trên da do mụn, nhiễm virus thủy đậu, tai nạn.... Sẹo lõm ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của làn da. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mắc sẹo lõm đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB từ tháng 08/2022-08/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 73 bệnh nhân mắc sẹo lõm đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB năm 2022-2023. Kết quả: Trung bình độ tuổi của bệnh nhân là 29,2 8,7 tuổi, nhóm tuổi nhiều nhất là 21–30 tuổi chiếm tỉ lệ 35,6%. Nữ giới chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam giới (78,1% so với 21,9%). Bệnh nhân có triệu chứng đau rát và ngứa nơi sẹo lõm chỉ chiếm 4,1%. Loại sẹo lõm thường gặp nhất là dạng sẹo hộp (94,5%) và tình trạng sẹo lõm hỗn hợp là 38,4%. Sẹo lõm chủ yếu ở vùng má chiếm tỉ lệ đến 94,5%, với kích thước chủ yếu là <2 mm và từ 2–4 mm cùng chiếm tỉ lệ là 63%. Bệnh nhân có số lượng hơn 20 thương tổn hơn chiếm 30,1% và mức độ sẹo nặng chiếm 16,4%, trung bình 50,7% và nhẹ là 32,9%. Tiền sử có 90,4% bệnh nhân mắc mụn trứng cá, 2,7% mắc thủy đậu và 8,2% do tai nạn; độ tuổi bắt đầu để lại sẹo trung bình là 20,0 ± 4,1 tuổi và thời gian mắc sẹo từ 1-27 năm (trung vị = 8 năm). Kết luận: Sẹo lõm vùng mặt đa phần có nguyên nhân do mụn trứng cá để lại, phần lớn có loại sẹo hỗn hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Burns, Trauma, Phan Thị Thục Trang, dịch. Kinh nghiệm của chuyên gia Trung Quốc về dự phòng và điều trị sẹo trên lâm sàng. TCYHTH&B. 2020. (1), 68-72.
2. Huỳnh Văn Bá. Sẹo mụn (Acne scars). Da thẩm mỹ. 2022. 268-286.
3. Lê Thái Vân Thanh. Mụn trứng cá, Bệnh da liễu thường gặp. 2020. 57-73.
4. Nguyễn Văn Thường. Chăm sóc thương tổn da vùng mặt, Điều dưỡng trong chuyên ngành Da liễu. 2019. 100-104.
5. Xu Y., Deng Y. Ablative Fractional CO2 Laser for Facial Atrophic Acne Scars. Facial Plast Surg. 2018. 34, 205–219, doi: 10.1055/s-0037-1606096.
6. Huỳnh Văn Sang. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị sẹo rỗ bằng laser CO2 fractional tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Luận văn Chuyên khoa cấp II. Trường đại học Y Dược Cần Thơ. 2019.
7. Nguyễn Diệu Thuần, Nguyễn Hữu Sáu. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan của sẹo lõm trứng cá ở bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da liễu Trung ương. Da liễu học, 2018. (27), 47-54.
8. Saeed A. H. M., Alsaiari S. A. The efficacy of fractional CO2 laser resurfacing in the treatment of facial acne scars. Salaiman Ayed Alsaiari Department of Internal Medicine. International Journal of Medical Science and Public Health. 2018. DOI: 10.5455/ijmsph.2018.0412829042018.