TỶ LỆ TIÊM NGỪA VACCIN HPV Ở NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tiêm vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng bệnh, vaccin HPV có thể giúp ngăn ngừa hơn 90% các trường hợp ung thư do HPV gây ra. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tiêm vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 763 nữ sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ bằng cách chọn mẫu phân tầng và tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi đã được soạn sẵn từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ tiêm ngừa vaccin HPV chung là 35,1%; tiêm 1 mũi 15,7%; tiêm 2 mũi 13,1%; tiêm 3 mũi 71,3%. Tỷ lệ tiêm ngừa loại Cervarix 17,9%; Gardasil 4 chiếm 44,8%; Gardasil 9 chiếm 13,8%; không nhớ loại vaccin 23,5%. Tỷ lệ tiêm ngừa ở nữ sinh viên năm thứ 6 chiếm 38,9%; năm thứ 4 chiếm 36,7%; năm thứ 3 chiếm 35,4%, năm thứ 2 chiếm 20%, năm thứ nhất 27,1%. Tỷ lệ tiêm ngừa vaccin HPV 36,7% ở ngành y đa khoa; kế là ngành y học dự phòng chiếm 35,2%. Kết luận: Tỷ lệ tiêm ngừa vaccin HPV ở nữ sinh viên không cao, tập trung nhiều vào những năm học cuối.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vaccin HPV, tỷ lệ, nữ sinh viên
Tài liệu tham khảo
2. Johnson Katanga, Susanne K Kjaer, Rachel Manongi, Chun Sen Wu, Thomas Iftner et al. Performance of care HPV, hybrid capture 2 and visual inspection with acetic acid for detection of high-grade cervical lesion in Tanzania: A cross-sectional study. Plos One. 2019. 1 - 13. Doi.org/10.1371/journal pone 0218559.
3. Dương Mỹ Linh, Trần Ngọc Dung, Phạm Thị Tâm, Bùi Quang Nghĩa. Biến đổi tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2013 – 2020. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021, 35, 86 - 93.
4. Renjie Wanga, Wei Panb, Lei Jina, Weiming Huang, Yuehan Li et al. Human papillomavirus vaccine against cervical cancer: Opportunity and challenge. Cancer Letters. 2020. 471, 88–102.
doi.org/10.1016/j.canlet.2019.11.039.
5. Gregory D. Zimet, Beth E. Meyerson, Tapati Dutta, Alice Forster, Brenda Corcoran et al. Political and public responses to human papillomavirus vaccination. Human Papillomavirus, Proving and Using a Viral Cause for Cancer. 2020. 363-377. Doi.org/10.1016/B978-0-12814457-2.00022-2.
6. Lê Văn Hội. Kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khối y học dự phòng Trường Đại Học Y Hà Nội năm 2019. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại Học Y Hà Nội. 2019.
7. Madan Khatiwada, Cissy Kartasasmita, Henny Suzana Mediani, Christine Delprat, Guido Van Hal et al. Knowledge, Attitude and Acceptability of the Human Papilloma Virus Vaccine and Vaccination Among University Students in Indonesia. Frontiers in Public Health. 2021. 9:616456, doi: 10.3389/fpubh.2021.616456.
8. Kah Teik Chew, Nirmala Kampan, Mohamad Nasir Shafiee. Perception and knowledge of human papillomavirus (HPV) vaccine for cervical cancer prevention among fully vaccinated female university students in the era of HPV vaccination: a crosssectional study. BMJ. 2021. 11:e047479. doi:10.1136/bmjopen-2020-047479.
9. Wei- Chen- Tung, Yuting Lin, Hannah W.Chao, Yinghan Chen. HPV vaccination, information sources, and acculturation ampong Chinese college students aged 18 – 26 in the United States. Research in Nursing & Health. 2021. https://doi.org/10.1002/nur.22185.
10. Aimée R. Kreimer, Rolando Herrero, Joshua N. Sampson, Carolina Porras, Douglas R. Lowy et al. Evidence for single-dose protection by the bivalent HPV vaccine—Review of the Costa Rica HPV vaccine trial and future research studies. Vaccine. 2018. 36, 4774–4782.
Doi.org/10.1016/j.vaccine.2017.12.078.
11. Phillips, A.; Patel, C.; Pillsbury, A.; Brotherton, J.; Macartney, K. Safety of human papillomavirus vaccines: An updated review. Drug Saf. 2018. 41, 329–346. https://doi.org/10.1007/s40264-017-0625-z.