NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC HỘI CHỨNG SAU NHIỄM COVID- 19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ TỪ 5 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN-NHI CÀ MAU NĂM 2022

Huỳnh Ngọc Linh1,, Nguyễn Thể Tần1, Lê Thị Minh Thư2, Nguyễn Tú Loan2
1 Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
2 Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh vi rút corona 19 (COVID-19) ở trẻ em hầu hết khỏi sau 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng kéo dài hàng tháng và có liên quan đến hội chứng sau nhiễm COVID-19. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 của trẻ từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau. 2) Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 với một số yếu tố ở trẻ từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 460  trẻ từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện khám lâm sàng, phỏng vấn trẻ hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp, bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tỷ lệ mắc hội chứng sau nhiễm COVID19 ở trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau là 42,83%. Tỷ lệ mắc ở trẻ gái là 49,54%, trẻ trai là 36,78%. Những trẻ nhập viện khi mắc COVID-19 có tỷ lệ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 cao hơn so với nhóm không nhập viện với các tỷ lệ lần lượt là 72,97% so với 40,19%. Ngược lại, những trẻ dưới 10 tuổi, có thời gian sau nhiễm COVID-19 trên 6 tháng, tiêm ngừa COVID-19 trước khi mắc COVID-19, có tỷ lệ mắc thấp hơn so với nhóm còn lại với các tỷ lệ tương ứng 38,85% so với 51,37%; 35,84% so với 49,57% và 31,36% so với 46,78%. Kết luận: Tỷ lệ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi là 42,83%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc là trẻ gái, nhập viện khi mắc COVID-19, các yếu tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh là nhóm tuổi dưới 10, thời gian khỏi bệnh trên 6 tháng, đã tiêm ngừa COVID-19.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Funk A.L., Kuppermann N., Florin T.A., et al. Pediatric Emergency Research Network– COVID-19 Study Team. Post-COVID-19 conditions among children 90 days after SARS-CoV2 infection. JAMA Netw Open. 2022. 5, e2223253, doi: 10.1001/jamanetworkopen.2022.23253.
2. Buonsenso D., Munblit D., De Rose C., et al. Preliminary evidence on long COVID-19 in children. Acta Paediatr. 2021. 110, 2208–11, doi: 10.1111/apa.15870.
3. Morello R., Mariani F., Mastrantoni L., et al. Prevalence and Risk factors for post-COVID-19 condition (Long Covid) in children: a prospective cohort study. eClinicalMedicine. 2023, 59, 101961, doi: 10.1016/j.eclinm.2023.101961.
4. Lopez-Leon S., Wegman-Ostrosky T., Ayuzo Del Valle N.C., et al. Long-Covid in children and adolescents: a systematic review and meta-analyses. Sci Rep. 2022. 12(1), 9950, doi: 10.1038/s41598-022-13495-5.
5. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em. Ban hành kèm Quyết định số 1856/QĐ-BYT ngày 5 tháng 7 năm 2022.
6. Dư Minh Trí. Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đến khám HCSNCV19 tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo Khoa học Bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành Phố Hồ Chí Minh. 2022.
7. Yong-Bo Zheng, Kai Yuan. Prevalence and rick factor for long Covid in children and adolescents: a meta-analysis and systematic review. J Infect Public Health. 2023; 16(5): 660672, doi: 10.1016/j.jiph.2023.03.005.
8. Osmanov IM, Spiridonova E, Bobkova P, et al. Sechenov Stop-Covid Research Team, Risk factors for the post-COVID-19 condition in previously hospitalized children using the ISARIC Global follow-up protocol: a prospective cohort study. Eur Respir J. 2022. 59(2), 2101341. doi: 10.1183/13993003.01341-2021.
9. Behnood SA, et al. Persistent symptoms following SARS-CoV-2 infection amongst children and young people: A meta-analysis of controlled and uncontrolled studies. J Infect. 2022. 84(2), 158-170, doi: 10.1016/j.jinf.2021.11.011.
10. Say D, Crawford N, McNab S, Wurzel D, Steer A, Tosif S. Postacute COVID-19 outcomes in children with mild and asymptomatic disease. Lancet Child Adolesc Health. 2021. 5(6), e22e23, doi: 10.1016/S2352-4642(21)00124-3.
11. Phan Vương Khắc Thái, và cộng sự. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân hậu COVID-19 tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn. 2022. https://pctu.edu.vn/vn/bai-bao-khoa-hoc.html.
12. Radtke T, Ulyte A, Puhan MA, Kriemler S. Long-term symptoms after SARS-CoV-2 infection in children and adolescents. JAMA. 2021. 326(9), 869-871, doi: 10.1001/jama.2021.11880.