NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU

Quách Hữu Lợi1,, Trần Huỳnh Tuấn2
1 Bệnh viện Đa khoa Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp ở nam giới. Tình hình mắc bệnh, thực trạng chỉ định điều trị chưa phù hợp, lạm dụng thuốc, mức độ tuân thủ điều trị còn chưa được đánh giá. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các mức độ bệnh, chất lượng cuộc sống và đánh giá kết quả sau can thiệp tư vấn về điều trị bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có 106 bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt điều trị ngoại trú từ 07/2022 đến 06/2023 tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 71,4±8,3, lý do đến khám thường gặp là tiểu khó 59%. Trước điều trị, điểm IPSS trung bình là 19,5±5,1, điểm QoL trung bình là 5±1,1, thể tích tuyến tiền liệt trung bình là 43,3±13,6ml; PSA máu trung bình là 4,1±3,4ng/ml. 7,5% bệnh nhân thay đổi lối sống, 13,2% dùng thuốc, 79,3% kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống. Sau 3 tháng, điểm IPSS trung bình giảm 6,9 điểm, điểm QoL trung bình giảm 2,5 điểm. Tỷ lệ tuân thủ điều trị là 89,6%, tác dụng không mong muốn: mệt mỏi (19,8%), hoa mắt chóng mặt (12,3%), đau đầu (7,5%), hạ huyết áp tư thế (3,8%). Kết luận: Điều trị dùng thuốc và thay đổi lối sống trong điều trị bệnh lý tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có tỷ lệ tuân thủ điều trị và đạt kết quả điều trị cao; triệu chứng lâm sàng và chất lượng cuộc sống được cải thiện so với trước điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tiết Niệu-Thận học Việt Nam. Hướng dẫn xử trí tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2019.
2. Miernik A, Gratzke C., Current Treatment for Benign Prostatic Hyperplasia, Dtsch Arztebl Int, 2020. 117(4), 843-854. DOI:10.3238/arztebl.2020.0843.
3. Das K, Buchholz N., Benign prostate hyperplasia and nutrition, Clin Nutr ESPEN, 2019. 33, 511. DOI:10.1016/j.clnesp.2019.07.015.
4. Đàm Văn Cương và cộng sự. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân tăng sinh tuyến tiền liệt bằng alfuzosin HCL tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2017. 21(6), 114-116.
5. Elhilali M, Emberton M, Matzkin H, et al., Longterm efficacy and safety of alfuzosin 10 mg once daily: a 2-year experience in “real-life” practice., BJU Int,97, 2006. 513-519. DOI:10.1111/j.1464-410X.2005.05962.x.
6. A. Mari, A. Antonelli, L. Cindolo, F. Fusco, A. Minervini, De Nunzio, Alfuzosin for the medical treatment of benign prostatic hyperplasia and lower urinary tract symptoms: a systematic review of the literature and narrative synthesis, Therapeutic advances in urology, 2021. 13. DOI:10.1177/1756287221993283.
7. Vallancien G, Emberton M, Alcaraz A, et al. Alfuzosin 10 mg once daily for treating benign prostatic hyperplasia: a 3-year experience in reallife practice, BJU Int, 2008. 101, 847-852. DOI:10.1111/j.1464-410X.2008.07458.x.
8. Lukacs B, Grange JC, Comet D (2000), One-year follow-up of 2829 patients with moderate to severe lower urinary tract symptoms treated with alfuzosin in general practice according to IPSS and a health-related quality-of-life questionnaire. BPM group in general practice, Urology, 55, 540-546. DOI:10.1016/s0090-4295(99)00539-7.
9. The Italian Alfuzosin co-operative group (2000), Safety, efficacy and impact on patients’ quality of life of a long-term treatment with the alpha(1)-blocker alfuzosin in symptomatic patients with BPH, Eur Urol, 37, 680-686. DOI: 10.1159/000020218.