PHÂN LẬP HỢP CHẤT HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA SÂM CAU (CURCULIGO ORCHIOIDES GAERTN.) THU HÁI Ở YÊN BÁI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay, Sâm cau chủ yếu được thu hái ở Yên Bái và sử dụng cả nước nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ về thành phần cũng như tác dụng sinh học. Ở nước ngoài, đã có một vài công trình nghiên cứu về thành phần hóa học hay tác dụng dược lý của loài này. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của thân rễ Sâm cau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thân rễ Sâm cau thu hái tại Yên Bái vào tháng 5/2018 và được TS. Võ Văn Chi xác định loài. Chiết xuất bằng cồn 96%, tách phân đoạn và sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của cao toàn phần, cao phân đoạn và chất phân lập bằng phương pháp DPPH. Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột nhanh, sắc ký cổ điển và xác định cấu trúc bằng các phương pháp phổ học. Kết quả: Qua sàng lọc, cao phân đoạn ethyl acetat (từ cao cồn 96%) có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất, đã phân lập và xác định cấu trúc 4 hợp chất: orcinol, curculigosid, curculigosid B và orcinol glucosid. Theo phương pháp DPPH, 4 chất đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa yếu. Kết luận: Từ cao ethyl acetat của dịch chiết cồn 96% đã phân lập và xác định được cấu trúc 4 chất tinh khiết. Orcinol lần đầu tiên được phân lập từ Sâm cau ở Việt Nam. Tất cả 4 chất đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa yếu theo phương pháp DPPH.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Curculigo orchioides, orcinol, curculigosid, curculigosid B, orcinol glucosid
Tài liệu tham khảo
2. Bian Q., Yang H., Chan Chi-on, Jin D., Mok D. K.-W., Chen S. Fingerprint Analysis and Simultaneous Determination of Phenolic Compounds in Extracts of Curculiginis Rhizoma by HPLC-Diode Array Detector. Chem. Pharm. 2013. 61 (8), 802-808, DOI: 10.1248/cpb.c1201058. 3. Đỗ Huy Bích. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 2006. 693-696, tập 2.
4. Nguyễn Bích Ngọc, Phương Thiện Thương, Vũ Văn Tuấn, Nguyễn Văn Khiêm, Vũ Duy Hồng. Ba hợp chất phenolic glycosid phân lập được từ thân rễ của cây sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) thu hái tại Tây Nguyên. Tạp chí Dược học. 2015. 471, 54-57.
5. Le Trung Hieu, Le Lam Son, Nguyen Thi Nguyet, Nguyen Minh Nhung, Ho Xuan Anh Vu el al. In vitro antioxidant activity and content of compounds from curculigo orchioides rhizomes. Hue University Journal of Science: Natural Science. 2020. 129 (1B), 71-77, DOI: 10.26459/hueunijns.v129i1B.5749.
6. Bondet V, Brand-Williams W, Berset C. Kinetics and mechanisms of antioxidant activity using the DPPH free radical method. Food Science and Technology. 1997. 30 (6), 609-615, DOI: 10.1006/fstl.1997.0240.
7. Oliveira C. M., Silva G. H., Regasini L. O., Zanardi L. M., Evangelista A. H., et al. Bioactive Metabolites Produced by Penicillium sp.1 and sp.2 Two Endophytes Associated with Alibertia macrophylla (Rubiaceae). Verlag der Zeitschrift für Naturforschung, Tübingen. 2009. 64(c), 824830, DOI: 10.1515/znc-2009-11-1212.
8. Fu D. X., Lei G. Q., Cheng X. W., Chen J. K., Zhou T. S. Curculigoside C, a New Phenolic Glucoside from Rhizomes of Curculigo orchioides. J Integr Plant Biol. 2004. 46(5), 621-624.
9. Di L., Wang K. J., Zhu C. C., Li N. Chemical Constituents from Rhizomes of Curculigo capitulata. Bull. Korean Chem. Soc. 2010. 31 (10), 2999-3002, doi: 10.5012/bkcs.2010.31.10.2999.
10. Wu Q., Fu D. X., Hou A. J., Lei G. Q., Liu Z. J., et al. Anti oxidative Phenols and Phenolic Glycosides from Curculigo orchioides. Chem. Pharm. 2005. 52 (8), 1065-1067, doi: 10.1248/cpb.53.1065.