TẠO TẤM TẾ BÀO SỪNG TỪ TẾ BÀO MÁU CUỐNG RỐN TRÊN GIÁ THỂ MÀNG ỐI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mong muốn tạo ra một sản phẩm nguồn gốc sinh học đáp ứng hiệu quả trong việc điều trị bỏng và các tổn thương mất da, do đó nghiên cứu “Tạo tấm tế bào sừng từ tế bào máu cuống rốn trên giá thể màng ối”được thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu: Tạo tấm tế bào sừng nhiều lớp trên giá thể màng ối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm mô tả. Đối tượng nghiên cứu là máu cuống rốn và màng ối từ bánh nhau của trẻ mới sinh. Thu nhận tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn, định danh, nuôi cấy tăng sinh tế bào. Thu nhận, xử lý màng ối thành giá thể mang tế bào. Chuyển tế bào gốc trung mô lên màng ối và tiến hành biệt hóa thành tế bào sừng khi mật độ tế bào đạt 60-80% diện tích. Quan sát dưới kính hiển vi đảo ngược ghi nhận sự thay đổi hình dạng tế bào. Sự biến đổi hình dạng tế bào hay sự biệt hóa đạt 80% tiến hành quá trình tạo tầng bằng phương pháp airlifting. Quá trình được thực hiện trong 7 ngày. Sản phẩm được đánh giá: hình thái, sự biểu hiện các marker P63, CK 5/6 và sự liên kết tế bào với tế bào, tế bào với giá thể qua phương pháp chụp TEM. Kết quả: Thu nhận đúng tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn. Thu nhận, xử lý thành công màng ối thành giá thể mang tế bào. Tạo được tấm tế bào sừng có 3-5 lớp tế bào. Kết luận: Tạo thành công tấm tế bào sừng có nhiều lớp tế bào trên giá thể màng ối.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tế bào gốc trung mô, máu cuống rốn, tế bào sừng, màng ối
Tài liệu tham khảo
2. Mamede A. C., Carvalho M. J., Abrantes A. M., Laranjo M., Maia, C. J., Botelho M. F. Amniotic membrane: from structure and functions to clinical applications. Cell and Tissue Research. 2012. 349, 447-458. https://link.springer.com/article/10.1007/s00441-012-1424-6
3. Trần Công Toại, Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Hoàng Viễn Thanh. Nghiên cứu quy trình phân lập tế bào gốc máu cuống rốn ứng dụng trong nuôi cấy và biệt hóa. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2008. 12(1), 36-42.
4. Gabrielis K. Surface markers distinguishing mesenchymal stem cells from fibroblast, Acta medica lituanica. 2012. 19, 75-79. https://doi.org/10.6001/actamedica.v19i2.2313.
5. Nguyễn Minh Phương. Phân lập, nuôi cấy tế bào gốc trung mô từ mô mỡ. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2016.
6. Chen, F. G., et al. Clonal analysis of nestin– vimentin+ multipotent fibroblasts isolated from human dermis. Journal of Cell Science. 2007. 120, 2875-2883. https://doi.org/10.1242/jcs.03478
7. Sibov T. T., Severino P., Marti L. C., Pavon L. F., Oliveira D. M., et al. Mesenchymal stem cells from umbilical cord blood: parameters for isolation, characterization and adipogenic differentiation. Cytotechnology. 2012. 64, 511-521. https://link.springer.com/article/10.1007/s10616-012-9428-3
8. Trần Lê Bảo Hà. Nghiên cứu xác lập quy trình nuôi cấy tế bào sừng người trên màng collagen từ màng ối người hướng tới ứng dụng ghép tự thân điều trị các tổn thương mất da. Luận án tiến sĩ sinh học. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2010.
9. Yang L., Shirakata Y., Shudou M., Dai X., Tokumaru S., et al. New skin-equivalent model from de-epithelialized amnion membrane. Cell Tissue Res. 2006. 326, 69-77. https://link.springer.com/article/10.1007/s00441-006-0208-2
10. Tran C.T., Huynh D.T., Gargiulo C., Nguyen P.T., Tran T.T., et al. In vitro culture of Keratinocytes from human umbilical cord blood mesenchymal stem cells: the Saigonese culture. Cell Tissue Bank. 2011. 12(2), 125-33. https://link.springer.com/article/10.1007/s10561-010-9174-8.