NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ NỘI MẠC TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021 – 2023

Lê Võ Nhật Thành1,, Hồ Long Hiển2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư nội mạc tử cung là ung thư phổ biến, đứng thứ hai trong ung thư phụ khoa, sau ung thư cổ tử cung. Phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư nội mạc tử cung giai đoạn sớm bao gồm cắt tử cung toàn phần kèm nạo hạch chậu 2 bên. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung và đánh giá kết quả phẫu thuật cắt tử cung toàn phần kèm nạo hạch chậu hai bên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 59 bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung điều trị bằng phẫu thuật cắt tử cung toàn phần kèm nạo hạch chậu hai bên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ từ tháng


03/2021 đến tháng 03/2023. Bệnh nhân được ghi nhận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giai đoạn bệnh theo FIGO và đánh giá trong mổ kích thước khối u, tai biến và biến chứng của phẫu thuật, mô bệnh học, tình trạng di căn hạch. Xử lí số liệu bằng SPSS 20.0. Kết quả: Ra huyết âm đạo là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất, tỉ lệ 91,5%. Triệu chứng thực thể thường gặp nhất là tử cung to 45,8%. Không ghi nhận xâm lấn trực tràng, bàng quang, buồng trứng trên CT scan. Số hạch nạo được tối thiểu là 3 hạch, tối đa là 40 hạch. Tỉ lệ di căn hạch là 13,6%. Giai đoạn IA chiếm tỉ lệ cao nhất 50,8%. Phân độ biến chứng theo Clavien - Dindo độ 0 tỉ lệ 74,6%, độ 1 là 8,5%, độ 2 là 13,5%, độ 5 là 3,4%. Loại mô học và độ mô học có liên quan đến di căn hạch chậu (p < 0,05). Kết luận: Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần kèm nạo hạch chậu 2 bên là phẫu thuật an toàn và hiệu quả trong điều trị ung thư nội mạc tử cung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rodrigo I. A., Álvaro M. C., Marco L. 5,926 hysterectomies: complications described by Clavien–Dindo classification, Journal of Obstetrics and Gynaecology. 2021. 41(7), 1102-1106, doi: 10.1080/01443615.2020.1835843.
2. Hoàng Trọng Bằng. Đánh giá kết quả điều trị ung thư nội mạc tử cung giai đoạn FIGO I tại bệnh viện K. Đại học Y Hà Nội. 2020. 108.
3. Phạm Văn Bùng. Di căn hạch chậu của ung thư nội mạc tử cung. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh. 2004. 8(1), 184-191.
4. Vũ Đình Giáp. Nhận xét kết quả điều trị ung thư nội mạc tử cung giai đoạn III, IV tại bệnh viện
K. Đại học Y Hà Nội; 2016. 82.
5. Hou X., Yue S., Liu J., Qiu Z., Xie L. et al. Association of Tumor Size With Prognosis in Patients With Resectable Endometrial Cancer: A SEER Database Analysis. Frontiers in Oncology. 2022. 12(887157), 1-9, doi: 10.3389/fonc.2022.887157.
6. Colombo N., Creutzberg C., Amant F., Bosse T., Gonzalez A. et al. ESMO-ESGO-ESTRO Consensus Conference on Endometrial Cancer: diagnosis, treatment and follow-up. Annals of Oncology. 2016. 27(1), 16-41, doi: 10.1093/annonc/mdv484.
7. Martin K., Frédéric A., Mansoor R. M., Creutzberg C. L. Cancer of the corpus uteri: 2021 update, International Journal of Gynecology & Obstetrics. 2021. 155(1), 45-60, doi: 10.1002/ijgo.13866.
8. Wang Z., Zhang S., Ma Y., Li W., Tian J. et al. A nomogram prediction model for lymph node metastasis in endometrial cancer patients, BMC Cancer. 2021. 21(1), 748, doi: 10.1186/s12885021-08466-4.
9. Xingchen L., Cheng Y., Dong Y., Zhou J., Wang Z. et al. Development and validation of predictive model for lymph node metastasis in endometrial cancer: a SEER analysis, Annals of Translational Medicine. 2021. 9(7), 1-13, doi: 10.21037/atm-20-5034.
10. Wright J. D., Burke W. M., Tergas A. I., Hou J., Huang Y. et al. Comparative Effectiveness of Minimally Invasive Hysterectomy for Endometrial Cancer, J Clin Oncol. 2016. 34(10), 10871096, doi: 10.1200/jco.2015.65.3212.