THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIÊN CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung quan trọng và thường xuyên được thực hiện trong các trường đại học. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học giúp nâng cao, đảm bảo hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của viên chức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 204 viên chức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023. Số liệu thu thập bằng phiếu khảo sát và được xử lý thống kê bởi phần mềm SPSS 22.0. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu còn khá trẻ 38,3±8,7 chủ yếu ở trình độ sau đại học (75,9%). Về quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, hầu hết việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học tương đối hiệu quả (>50%). Ngoài ra, đối với mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, hoạt động lập kế hoạch nghiên cứu khoa học hằng năm và lập kế hoạch đào tạo tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ cao nhất (43,6% và 39,7%). Kết luận: Thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học của viên chức tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cần được thúc đẩy, xây dựng các giải pháp để hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nghiên cứu khoa học, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, viên chức
Tài liệu tham khảo
2. Runi, I., Ramli, M., Nujum, S., Kalla, R. Influence leadership, motivation, competence, commitment to satisfaction and performance lecturer at private higher education Kopertis region IX in South Sulawesi province. Journal of Business and Management (IOSRJBM). 2017. 19(7), 56-67.
3. Nguyen, D.N., Tue, D.N., Kien, T.D. Effects of institutional policies and characteristics on research productivity at Vietnam science and technology universities. Heliyon Journal. 2021.
4. Cadez, S., Dimovski, V., Zaman Groff, M. Research, teaching and performance evaluation in academia: the salience of quality. Studies in Higher Education. 2017. 42(8), 1455-1473.
5. Purwanto, A., Fahlevi, M., Maharani, S., Muharom, F., Setyaningsih, W., et al. Indonesian doctoral students article publication barriers in international high impact journals: a mixed methods research. Sys Rev Pharm. 2020. 11(7), 547-555.
6. Võ Văn Nhi, Một số ý kiến về tình hình nghiên cứu khoa học trong các trường đại học ở nước ta, Kỷ yếu Hội nghị khoa học, Trường Đại học Duy Tân. 2019.
7. Đỗ Văn Dũng, Phương pháp nghiên cứu khoa học với phần mềm STATA, Đại học Y Dược TP. HCM. 2012. 39.
8. Huỳnh Thanh Nhã. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường cao đẳng công lập ở thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2016. 46, 20-29.
9. Quách Dương Tử và Hồ Hữu Phương Chi. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng công bố quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Thương Mại. 2019. 129, 66-72.
10. Nguyễn Tấn Phát, Quản lý hoạt động đào tạo trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học tại Trường Đại học Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Trường Đại học Cần Thơ. 2021.
11. Nguyễn Việt Dũng và Trần Thị Tú Anh, Thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 2021. 02(50), 159-168.