TÌNH HÌNH SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MANG THÍT, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2023

Bùi Minh Tuấn1,, Nguyễn Trung Kiên2, Văn Công Minh3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 . Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Nhóm bệnh đang tạo một áp lực lớn đến kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Hiện tại chưa có các thuốc điều trị đặc hiệu đối với SSTT, chỉ có thể điều trị triệu chứng, làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên địa bàn huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích trên 600 người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long năm 2022-2023. Kết quả: 32,8% đối tượng nghiên cứu có sa sút trí tuệ. Một số yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ ở nhóm ≥80 tuổi cao hơn nhóm 60-69 tuổi (p<0,001), nhóm có trình độ học vấn ≤THCS cao hơn nhóm ≥THPT (p<0,001), nhóm kinh tế nghèo, cận nghèo cao hơn nhóm không nghèo (p<0,001), nhóm không hút thuốc lá cao hơn nhóm có hút thuốc lá (p=0,018), nhóm không vận động thể lực cao hơn nhóm có vận động thể lực (p<0,001), nhóm thường xuyên căng thẳng cao hơn nhóm ít căng thăng (p=0,018). Kết luận: Tỷ lệ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là rất cao, vì vậy cần phát hiện sớm bệnh để công tác điều trị và chăm sóc cho người bệnh hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Huỳnh Phương Anh, Nguyễn Thị Diễm Hương. Kiến thức về sa sút trí tuệ của sinh viên y đa khoa năm cuối, Trường Đại Học Y Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan. TCNCYH 160, 2022, (12V1).
2. Hoàng Thị Hải Vân, Đào Thị Minh An, Đào Anh Sơn. Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam Năm 2018. TCNCYH,2020, 129 (5), 121-128.
3. Trần Kỳ Hậu, Đoàn Vương Diễm Khánh. Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định năm 2015. Tạp chí Y học Cộng đồng, 2017, Số 37, Tháng 3+4/2017.
4. Huỳnh Thị Thanh Tú, Đoàn Vương Diễm Khánh, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Thảo Nguyên, Trần Thị Phương Linh, Nguyễn Nhất Mạnh, Tỷ lệ suy giảm nhận thức và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Năm 2016. Tạp Chí Y Dược Học - Trường Đại học Y dược Huế, 2018, Tập 8, Số 5.
5. Trần Thị Thanh Thảo, Nguyễn Trần Tố Trân, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Minh Phụng. Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 2017, Phụ bản tập 21, Số 2.
6. Phạm Thị Vân Phương, Trịnh Thị Cẩm Quyên. Thực trạng sa sút trí tuệ và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi xã Bình Thành. Huyện Đức Huệ. Tỉnh Long An 2019. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 2020, Tập 30, Số 6.
7. Trịnh Thị Bích Hà, Thân Hà Ngọc Thể, Phạm Ngọc Thùy Trang. Tỷ lệ sa sút trí tuệ theo thang điểm MMSE ở bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 2021, Tập 25, Số 2, tr. 212 – 217.
8. Bộ Y Tế. Quyết Định Số 2058/QĐ-BYT của bộ y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hưỡng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp. 2019. Hà Nội.
9. World Health Organization. Risk reduction of cognitive decline and dementia: Who Guidelines. 2019.