NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CAO CHIẾT HÀNH TÍM (ALLIUM ASCALONICUM L., ALLIACEAE) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT GÂY TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT BẰNG ALLOXAN

Huỳnh Trân1, Nguyễn Thị Như Mai2, Huỳnh Thị Mỹ Duyên3,
1 ĐH Y Dược Cần Thơ
2 Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Thành phố Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới và ngày càng trẻ hóa. Việc sử dụng thuốc hóa dược điều trị trong thời gian dài gây tác dụng phụ cho người bệnh, do đó xu hướng tìm kiếm các hợp chất từ thiên nhiên có khả năng cải thiện đường huyết đang được quan tâm nghiên cứu. Hành tím đã được chứng minh có khả năng ức chế men αglucosidase, là dược liệu tiềm năng trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao chiết Hành tím trên mô hình chuột gây tăng đường huyết bằng alloxan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chiết toàn phần của Hành tím với độ ẩm khoảng 10%. Tiêm phúc mô chuột nhắt trắng Swiss albino alloxan với liều 150mg/kg, sau 72 giờ lấy máu tĩnh mạch đuôi kiểm tra đường huyết lúc đói, những chuột có chỉ số glucose huyết lớn hơn hoặc bằng 200mg/dL được lựa chọn để tiến hành bước thử nghiệm tiếp theo. Chuột gây tăng đường huyết thành công được chia thành 4 lô gồm: Lô đối chứng âm (uống nước cất), đối chứng dương (điều trị bằng metformin liều 250mg/kg), lô điều trị bằng cao chiết Hành tím liều 500mg/kg và lô điều trị 1.000mg/kg; lô đối chứng sinh học chuột có mức đường huyết sinh lý bình thường. Theo dõi và ghi nhận nồng độ glucose huyết, trọng lượng chuột mỗi tuần. Kết quả: Mô hình gây bệnh tăng đường huyết có tỷ lệ thành công 70%. Nồng độ glucose huyết ở cả hai lô điều trị đều giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với lô đối chứng âm và hiệu quả tương đương với lô chứng dương. Kết luận: Đã thành công trong gây mô hình chuột tăng đường huyết bằng alloxan và chứng minh cao chiết Hành tím có tác dụng hạ đường huyết ở liều 500mg/kg và 1.000mg/kg.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Diabetes Federation, Diabetes around the world. 2021. https://diabetesatlas.org/idfawp/resource-files/2021/11/IDFDA10-global-fact-sheet.pdf.
2. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (2022). Khoảng 5 triệu người Việt đang mắc căn bệnh gây nhiều biến chứng về tim mạch, thần kinh, cắt cụt chi. https://moh.gov.vn/tin-noi-bat//asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/khoang-5-trieu-nguoi-viet-ang-mac-can-benh-gaynhieu-bien-chung-ve-tim-mach-than-kinh-cat-cut-chi-
3. Moradabadi L., Kouhsari S. M., Sani M. F. Hypoglycemic Effects of Three Medicinal Plants in Experimental Diabetes: Inhibition of Rat Intestinal α-glucosidase and Enhanced Pancreatic Insulin and Cardiac Glut-4 mRNAs Expression, Iranian Journal of Pharmaceutical
Research 2013 Summer. 2013. 12(3), 387-397. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3813273/
4. Ruksiriwanich W., Khantham C., Muangsanguan A., Chittasupho C., Rachtanapun P., et al. Phytochemical Constitution, Anti-Inflammation, Anti-Androgen, and Hair Growth-Promoting Potential of Shallot (Allium ascalonicum L.) Extract. Plants 2022. 2022. 11(11), 1499, https://doi.org/10.3390/plants11111499
5. Moldovan C., Frumuzachi O., Babotă M., Barros L., Mocan A., et al. Therapeutic Uses and Pharmacological Properties of Shallot (Allium ascalonicum): A Systematic Review. Frontiers in Nutrio. 2022, 9, 1-34, https://doi.org/10.3389%2Ffnut.2022.903686
6. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu, Hà Nội.
7. Macdonald Ighodaro O., Mohammed Adeosun A., Adeboye Akinloye O. Alloxan-induced diabetes, a common model for evaluating the glycemic-control potential of therapeutic compounds and plants extracts in experimental studies. Medicina. 2017. 53(6), 365-374 , https://doi.org/10.1016/j.medici.2018.02.001
8. Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Hữu Lạc Thủy, Hà Thị Thu Phương, Khưu Minh Hiển, Trương Minh Nhựt và cộng sự. Khảo sát độc tính cấp và đánh giá tác dụng hạ đường huyết của cao hoa trà hoa vàng (Camellia flava) trên mô hình gây tăng đường huyết trên chuột nhắt trắng bằng alloxan. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 527(1B). https://doi.org/10.51298/vmj.v527i1B.5806
9. Chen L., Yue K., RU Q., Tian X., Xiong Q., et al. Establishment and stability of a hyperglycemic mouse model induced by alloxan. Chinese Journal of Comparative Medicine. 2014. 6, 32-38.
10. Hồ Thị Huyền Trang, Phạm Thị Ngọc Bích, Phạm Xuân Xinh, Trương Thị Bạch Vân. Khảo sát tác dụng hạ đường huyết của một số loại thảo dược trên mô hình chuột in vivo. 2014 , https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/tech-vi/article/view/858/714
11. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đoàn Thanh Hiếu, Trần Thị Hồng. Tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết Lá đắng (Vernonia amygdalina Del.) trên chuột nhắt trắng. Đại học Thái Nguyên. 2020, http://jst.tnu.edu.vn/jst/article/viewFile/2468/pdf
12. Jalal R., Bagheri S. M., Moghimi A., Rasuli M. B.. Hypoglycemic Effect of Aqueous Shallot and Garlic Extracts in Rats with Fructose-Induced Insulin Resistance. Journal of Clininal
Biochemistry and Nutrition. 2017. 41(3), 218-223, https://doi.org/10.3164%2Fjcbn.2007031