HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM HỌC 2020 – 2021

Ngô Thị Dung1,, Nguyễn Hồng Thiệp1, Nguyễn Thị Thanh Trúc1, Nguyễn Thị Kim Thơ1, Nguyễn Thị Sang Sang 1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, việc tự học của sinh viên là hoạt động bắt buộc và có liên quan đến kết quả học tập của sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm mô tả thực trạng hoạt động tự học của sinh viên và xác định mối liên quan giữa kết quả học tập với hoạt động tự học của sinh viên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên toàn bộ 179 sinh viên điều dưỡng của trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thu thập dữ liệu bằng bộ câu hỏi tự điền với 25 câu hỏi khảo sát kỹ năng, phương pháp, hình thức, thời gian và địa điểm tự học. Kết quả: Kỹ năng được thực hiện tốt nhất là “Hoàn thành đầy đủ bài tập ở nhà” (95,6%), phương pháp tự học được áp dụng thường xuyên nhất là “Học theo trọng tâm bài giảng” (76%), hình thức tự học được áp dụng thường xuyên nhất là “Học độc lập một mình”, 54,75% sinh viên thường xuyên học từ 2-4 giờ/ngày. Có mối liên quan giữa kết quả học tập học kỳ gần nhất với kỹ năng lập kế hoạch học tập (p < 0,001), tham khảo và nghiên cứu tài liệu (p < 0,001); tóm tắt và soạn lại bài học (p = 0,007), học theo trọng tâm bài giảng (p=0,013). Kết luận: Kỹ năng tự học “Hoàn thành đầy đủ bài tập ở nhà” được sinh viên thực hiện tốt nhất, phương pháp tự học được sinh viên thường xuyên áp dụng nhất là học theo trọng tâm bài giảng, hình thức học độc lập một mình được sinh viên áp dụng nhiều nhất. Việc lập kế hoạch học tập, tham khảo và nghiên cứu tài liệu, tóm tắt và soạn lại bài học và học theo trọng tâm bài giảng là các yếu tố liên quan đến kết quả học tập của sinh viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Bình (2019), "Giải pháp nâng cao hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay", Tạp chí khoa học, (Số 63), trang 96-105.
2. Vũ Thị Thùy Dung (2019), "Một số kinh nghiệm về phương pháp học tập ở bậc Đại học", Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam, (Số 17), trang 27-31.
3. Nguyễn Thành Hải (2010), "Phương pháp học tập chủ động ở bậc Đại học", Trung tâm nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học Đại học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐH Quốc Gia TP. HCM.
4. Nguyễn Thị Minh Hiền (2014), "Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức", Tạp chí khoa học, (số 17), trang 18-25.
5. Đinh Thị Hoa, Đàm Thu Vân và Đào Thị Thu Phương (2018), “Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Hoa Lư, Ninh Bình”, Tạp chí giáo dục, (số 443), trang 23-25.
6. Đoàn Văn Khái (2017), “Nâng cao năng lực tự học của sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương”, Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại, (Số 95).
7. Nguyễn Thị Kiều Thu (2020), “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí giáo dục, (số 485), trang 40. 16 (17)
8. Lý Văn Xuân và Lý Khánh Vân (2018), Khảo sát hoạt động tự học của sinh viên Y đa khoa năm thứ hai Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2016-2017, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
9. Lee Sun Hee, Kim Dong Hee & Chae Sun Mi (2020), Self-directed learning and professional values of nursing students, Nurse education in practice, 42, 102647.