NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NƯỚU TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021

Nguyễn Quốc Kỳ1,, Phùng Thanh Uyên1, Võ Việt Hưng1, Đỗ Nguyễn Văn An1, Trần Huỳnh Trung1, Phan Thùy Ngân1, Bùi Thị Ngọc Mẫn1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm nướu là một trong những bệnh răng miệng rất phổ biến. Bệnh có thể mắc sớm, tỷ lệ mắc cao và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh viêm nướu trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ và đánh giá kết quả điều trị sau 2 tuần thông qua chỉ số GI và OHI-S. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 85 bệnh nhân điều trị tại khu thực hành cho sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn nha chu, thời gian tháng 1/2021 đến tháng 12/2021. Quy trình gồm khám chỉ số OHI-S và GI trước khi cạo vôi – Cạo vôi bằng dụng cụ siêu âm. Kết quả: Tình trạng trước điều trị: Vệ sinh răng miệng ở mức độ trung bình (72,9%), đều có viêm nướu, chủ yếu là viêm nướu trung bình (54,1%) và viêm nướu nhẹ (34,1%). Sau 2 tuần điều trị, tình trạng vệ sinh răng miệng ở mức tốt chiếm 97,56%,  trung bình chiếm 2,44%; có 37,65% bệnh nhân viêm nướu nhẹ, 60% không bị viêm nướu và không có bệnh nhân bị viêm nướu nặng. Ở 2 thời điểm T0 và T2, chỉ số OHI-S: 2,58 (0,67-5) và 0,12 (0-1,5); chỉ số GI: 2,58 (0,67-5) và 0,15 (0-1,5). Kết luận: Tình trạng viêm nướu ở sinh viên ít nghiêm trọng hơn các ngành nghề khác, không có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ. Sau 2 tuần điều trị thì chỉ số OHI-S và GI được cải thiện rõ rệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Francois Vigouroux. Guide pratique de chirurgie parodontale, Elsevier Masson, Paris, France. 2011. 30, 12-14.
2. Mai Phương Dung. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng tình trạng viêm nướu và đánh giá kết quả sử dụng sản phẩm chống ê buốt chứa 8% Arginin, Canxi Cacbonat trên bệnh nhân lấy vôi răng. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2015.
3. Nguyễn Cẩn. Bệnh Nha Chu – Bệnh răng hàm mặt. Nhà xuất bản Y học. Thành phố Hồ Chí Minh. 1999.
4. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Thị Hồng Minh, Trần Cao Bính. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc 2019. Nhà xuất bản Y học. Việt Nam. 2019.
5. Mai Như Quỳnh. Tình trạng sâu răng và nha chu của sinh viên Răng Hàm Mặt năm I và năm VI trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Măt. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Việt Nam. 2012.
6. Đoàn Thị Cẩm Vận. Khảo sát tình hình sức khỏe răng miệng của sinh viên trường ĐHYD Cần Thơ. Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ răng hàm mặt. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Việt Nam. 2006.
7. Nguyễn Bích Vân, Hà Thị Bảo Đan. Nha chu học. Nhà xuất bản y học. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2012.
8. Pradnya Kakodkar, Mamatha GS. Question and Answers in Community Dentistry. Jaypee Brothers Medical Publishers. India. 2010, 172-177.
9. World Health Organizatio. The World Oral Health Report. 2013.