KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VI SINH VẬT GÂY BỆNH VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ CHỦNG PROBIOTIC

Dương Thị Trúc Ly1,, Ngô Vũ Quỳnh Hương1, Trần Mộng Tố Tâm1, Trần Cát Đông2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các chế phẩm chứa probiotic được sử dụng ngày càng nhiều, tuy nhiên chất lượng của chúng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Các chủng probiotic phải đạt các tiêu chuẩn về tính an toàn, đề kháng kháng sinh và đối kháng vi sinh vật gây bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát khả năng đối kháng vi sinh vật gây bệnh và đề kháng kháng sinh của một số chủng probiotic, áp dụng thử nghiệm đánh giá tính chất các chủng probiotic phân lập từ chế phẩm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 16 chủng vi khuẩn Lactobacillus, Bifidobacterium, Bacillus, Streptococcus và Enterococcus được khảo sát khả năng đối kháng vi sinh vật gây bệnh (phương pháp vạch thẳng vuông góc và khuếch tán), khả năng đề kháng kháng sinh (phương pháp đĩa khuếch tán, pha loãng trên thạch và sử dụng bộ kháng sinh đồ kỵ khí ATB ANA bioMérieux). Kết quả: 14 trong số 16 chủng thử nghiệm có khả năng đối kháng với các vi khuẩn gây bệnh thường gặp, tác động đối kháng mạnh thường do các vi khuẩn thuộc nhóm LAB (vi khuẩn sinh acid lactic) tạo ra. Các vi khuẩn thuộc chi Bacillus cũng có khả năng đối kháng với các vi sinh vật gây bệnh Gram dương nhưng khả năng đề kháng kém hơn so với nhóm LAB thử nghiệm. Đa số probiotic khảo sát đều nhạy cảm với các loại kháng sinh thông thường, mặc dù vẫn xuất hiện một vài chủng kháng thuốc. Kết luận: Qua quá trình khảo sát, đa số các chủng probiotic trong các chế phẩm đều mang các đặc tính có lợi mong muốn.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Vi Sinh (2013), Giáo trình thực tập vi sinh công nghệ, Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp.14-17.
2. Bộ môn Vi Sinh (2010), Giáo trình thực tập vi sinh học, Khoa Y, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr. 10-13, pp.30-43.
3. Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình (2013), Kháng sinh, đề kháng kháng sinh, kỹ thuật kháng sinh đồ các vấn đề thường gặp, Nhà xuất bản Y Học, Tr.103-127.
4. Clinical and Laboratory Standards Institude, (2008) “Methods for antimicrobial dilution and disk susceptibility testing of infrequently isolated or fastidious bacteria”, Approved guideline vol 26, pp. 14-15.
5. Clinical and Laboratory Standards Institude (2012), “Method for dilution antimicrobial susceptibility tests for bacteria that grow aerobically”, Approved standard.
6. Clinical and Laboratory Standards Institude (2014), “Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing”, Approved standard.
7. Charteris W.P., Kelly P.M., Morelli L., Collins J. K. (1998), “Antibiotic susceptibility of potentially probiotic Lactobacillus species”, Journal of Food Protection, Vol. 61, pp. 16361643.
8. Mel’nikova E. U., Koroleva N. S. (1975), “Capacity of Lb. bulgaricus and Str.
Thermophilus starter to produce antibiotic substances”, Journal of Dairy Sciences, Vol. 37(7), pp. 4329-4332.
9. Miteva V., Stefanova T.Z., Takova T.Z, Grigorova R. (1991), “Isolation and characterisation of plasmids from different strains of Lactobacillus bulgaricus and Streptococcus thermophilus”, Acta Microbiologica Bulgarica, Vol. 27, pp. 3-8.
10. Poltavska O. A., Kovalenko N. K. (2012), “Antimicrobial activity of Bifidobacterial bacteriocin- like substances”, Mikrobiolohichnyi Zhurnal (Microbiological Journal), Vol.
74 (5), pp. 32-42.