ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2017-2019

Nguyễn Vương Anh1,, Tăng Kim Sơn2, Phạm Văn Năng2
1 Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư đại tràng là một bệnh lý thường gặp, xếp thứ 3 trong các loại ung thư đường tiêu hóa. Ung thư đại tràng tái phát chiếm tỷ lệ khoảng 30-40%. Việc tái phát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của bướu nguyên phát. Ngày nay đã có nhiều nghiên cứu đã phát hiện các yếu tố ảnh hưởng tới tái phát sau điều trị của UTĐT. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong viện tiên lượng bệnh và điều trị sau tái phát. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định một số yếu tố liên quan đến UTĐTTP trên bệnh nhân đến khám và điều trị UTĐTTP tại Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2019. 2. Đánh giá kết quả điều trị UTĐTTP trên bệnh nhân đến khám và điều trị UTĐTTP tại Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 4/2017-4/2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràng đã điều trị sau đó tái phát điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 04/2017 đến 04/2019. Kết quả: Qua khảo sát 30 bệnh nhân ung thư đại tràng tái phát thì một số yếu tố có ảnh hưởng tới tái phát và thời gian sống còn không bệnh là giai đoạn T (p=0,018)  và giai đoạn bệnh theo WHO (p=0,007). Sau điều trị bệnh nhân ung thư đại tràng tái phát tỷ lệ có đáp ứng với điều trị là 55,6%, các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ đáp ứng là số vị trí tái phát (p=0,044). Các yếu tố kéo dài thời gian sống còn không bệnh tiến triển của bệnh nhân ung thư đại tràng tái phát là thời gian tái phát muộn (p=0,002), tái phát 1 vị trí (p=0,045), có đáp ứng hóa trị (p=0,046). Kết luận: Các bệnh nhân giai đoạn T3,T4, III có tỷ lệ tái phát cao hơn và DFS ngắn hơn những bệnh nhân giai đoạn T1, T2, I, II. Số vị trí tái phát ảnh hưởng tới mức độ đáp ứng điều trị. Các yếu tố kéo dài thời gian sống còn không bệnh tiến triển sau điều trị của UTĐTTP là tái phát 1 vị trí, có đáp ứng hóa trị, thời gian tái phát muộn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thái Anh (2011), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật ung thư đại tràng tái phát sau mổ tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2005-2011, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Chí Hiếu (2018), "Đánh giá độc tính phác đồ FOLFOX trên ung thư đại trực tràng tái phát di căn tại bệnh viện Hữu Nghị", Tạp chí y học Việt Nam. Tập 407, số 1, tr. 154-157
3. Nguyễn Tiến Sơn (2008), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật ung thư đại trực tràng tái phát sau mổ tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Vĩnh Thọ (2010), "Hóa trị ung thư đại tràng tái phát di căn tại bệnh viện Triều An 5/2005 - 5/2008", Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 14, Số 4, Tr. 252-256.
5. Trần Xuân Vĩnh (2014), Đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng tái phát bằng phác đồ FOLFIRI tại BV K, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội.
6. Ashley C Holmes, (2017) et al. "Descriptive characteristics of colon and rectal cancer recurrence in a Danish population-based study." Acta Oncologica 56.8 : 1111-1119.
7. Attiyeh, F. F. và cộng sự (1986)"The management of recurrent colorectal cancer." International journal of colorectal disease 1.3 : 133-151.
8. B. D. Nicholson và các cộng sự (2014), "Blood CEA levels for detecting recurrent colorectal cancer", Cochrane Database of Systematic Reviews. 6.
9. Camilla Böckelman, et al. (2015) "Risk of recurrence in patients with colon cancer stage II and III: a systematic review and meta-analysis of recent literature." Acta oncologica 54.1: 516.
10. Grossmann, I (2014) "Changing patterns of recurrent disease in colorectal cancer." European Journal of Surgical Oncology 40.2 : 234-239.
11. Jong Pil Ryuk và các cộng sự (2014), "Predictive factors and the prognosis of recurrence of colorectal cancer within 2 years after curative resection", Annals of surgical treatment and research. 86(3), tr. 143-151.
12. L. Duineveld (2016) "Symptomatic and asymptomatic colon cancer recurrence: a multicenter cohort study." The Annals of Family Medicine 14.3: 215-220.
13. L. Taniguchi (2014) "Metabolic factors accelerate colorectal adenoma recurrence." BMC gastroenterology 14.1: 187.
14. Patrick E. Young, et al. (2014) "Early detection of colorectal cancer recurrence in patients undergoing surgery with curative intent: current status and challenges." Journal of Cancer 5.4: 262.
15. S. R. Fatemi, (2015) "Recurrence and five-year survival in colorectal cancer patients after surgery." Iranian journal of cancer prevention 8.4.