NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG THÔNG FOLEY ĐẶT KÊNH CỔ TỬ CUNG VÀ KẾT CỤC THAI KỲ Ở THAI QUÁ NGÀY DỰ SINH

Dương Mỹ Linh1,, Trần Thị Thanh Trúc2, Bùi Quang Nghĩa1, Nguyễn Thị Kim Quyên1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngày dự sinh là cần thiết. Có nhiều phương pháp khởi phát chuyển dạ đã được áp dụng. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả khởi phát chuyển dạ bằng thông Foley đặt kênh cổ tử cung so với tách ối và kết cục thai kỳ ở thai quá ngày dự sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Thai phụ mang thai sống >40 tuần tuổi, đơn thai, ngôi đầu, điểm số Bishop < 5, Nonstresstest có đáp ứng, thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: bề cao tử cung <32 cm chiếm 76,3%; chỉ số ối 8 - 19 cm cao nhất 86,2%; Tim thai cơ bản chủ yếu 120 – 140 nhịp/phút (52,6%). Tỷ lệ thành công của đặt thông Foley 82,9% và tách ối 65,8%; p = 0,025. Thời gian từ khởi phát chuyển dạ đến sinh thường của nhóm đặt Foley: 13,01 ± 8,1 giờ, nhóm tách ối: 19,79 ± 9,9 giờ, p = 0,001. Kết luận: khởi phát chuyển dạ bằng ống thông Foley đặt kênh cổ tử cung ở thai quá ngày dự sinh kết quả thành công cao hơn tách ối. Không có biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bá Mỹ Ngọc (2012), So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của prostaglandin E2 và ống thông ở thai > 37 tuần thiểu ối, Luận án chuyên khoa II, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh.
2. Hồ Thái Phong và cộng sự (2011), “So sánh hiệu quả của tách màng ối và đặt thông Foley qua cổ tử cung trong thời gian khởi phát chuyển dạ thai quá ngày”, Kỷ yếu hội nghị khoa học bệnh viện An Giang số tháng 10 năm 2011.
3. ACOG Practice Bulletin No.107 (2009), “Induction of Labor”, Obstet Gynecol, pp.114386.
4. Antonio F. Saad, Josephine Villarreal, Joe Eid, Nicholas Spencer, Viviana Ellis, Gary D. Hankins, George R. Saade (2019), A randomized controlled trial of Dilapan-S vs Foley balloon for preinduction cervical ripening (DILAFOL trial), American Journal of Obstetrics and Gynecology, Volume 220, Issue 3, pp. 275.e1-275.e9.
5. Cromi A, Ghezzi F, Agosti M, et al. (2011), "Is transcervical Foley catheter actually slower than prostaglandins in ripening the cervix? A randomized study", Am J Obstet Gyneco, 204(4), pp. 338
6. Lauren T. Gallagher, Benjamin Gardner, Mahbubur Rahman, Corina Schoen, Katherine A. Connolly, Gary D. Hankins, George R. Saade, Antonio F. Saad (2019), “Cervical Ripening Using Foley Balloon with or without Oxytocin: A Systematic Review and Meta-Analysis”, Amer J Perinatol, 36(04), pp. 406-421.
7. Levy R, Kanengiser B, Furman B, et al. (2004), "A randomized trial comparing a 30-mL and an 80-mL Foley catheter balloon for preinduction cervical ripening", Am J Obstet Gynecol, 191(5), pp. 1632-1636. Gynaecol Obstet, 121(2), pp. 186-189.
8. Samantha X. de los Reyes, Jeanne S. Sheffield, Ahizechukwu C. Eke (2019), “Single versus Double-Balloon Transcervical Catheter for Labor Induction: A Systematic Review and Meta-Analysis”, Amer J Perinatol, 36(08), pp. 790-797.