NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH SIÊU ÂM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TẤM LƯỚI NHÂN TẠO 3D NỘI SOI NGOÀI PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2018 - 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thoát vị bẹn là bệnh lý ngoại khoa thường gặp, có nhiều phương pháp điều trị bao gồm mổ mở và nội soi. Phẫu thuật nội soi hoàn toàn ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn sử dụng tấm lưới nhân tạo 3D có nhiều ưu điểm. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm bệnh lý thoát vị bẹn và đánh giá kết quả sớm điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo 3D nội soi ngoài phúc mạc tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 49 bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị bẹn và được chỉ định phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo 3D ngoài phúc mạc. Bệnh nhân được đánh giá kết quả điều trị sớm. Kết quả: Về lâm sàng, tuổi trung bình là 50 ± 18,5 tuổi. Thời gian mắc bệnh trung bình 18 tháng. Khối thoát vị xuất hiện khi đứng chiếm tỷ lệ cao 59,2%. Siêu âm bẹn bìu trước mổ ghi nhận nội dung thoát vị là mạc nối lớn chiếm tỷ lệ 67,3%, hình ảnh quai ruột chiếm tỷ lệ 26,5%, mạc nối lớn và quai ruột chiếm tỷ lệ 6,2%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 60,91 phút. Thời gian đặt lưới trung bình là 6,87 phút. Có 01 bệnh nhân đau nhiều sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 3,12 ngày. Tỷ lệ tụ dịch sau mổ là 10,2%, đau ít vết mổ là 2,04%. Kết luận: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo 3D có một số kết quả tốt như: thời gian đặt lưới ngắn, ít đau sau mổ, tai biến và biến chứng thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lưới nhân tạo 3D, phẫu thuật nội soi hoàn toàn ngoài phúc mạc, thoát vị bẹn
Tài liệu tham khảo
2. Trịnh Văn Thảo (2010), "Nghiên cứu ứng dụng nội soi đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn", Luận án Tiến sĩ Y học
3. Bristish Hernia Society (2013), "Groin hernia guidelines Association of surgeons of Great Britain and Ireland", Issues in Professional practice,
4. M. Haroon, O. Al-Sahaf, E. Eguare, S. Morarasu, P. Wagner, R. Batt, K. Subramanian, C. S. Anike-Nweze, R. Ponniah,F. O'Riordan (2019), "Postoperative Outcomes and Patient's
Satisfaction after Hybrid TIPP with UHS and TEP Repair for Inguinal Hernias: A Single-
Centre Retrospective Comparative Study", Chirurgia (Bucur), 114, 1, 57-66
5. Holzheimer R. G (2007), "Low recurrence rate in hernia repair results in 300 patiens with open mesh repair of prinary inguinal hernia", Eur. J. Res, 12, pp. 1- 5
6. Kraft B.M, Cuckek B (2003), "Diagnosis and classification of inguinal hernias: Accuracy of clinical, ultrasonographic and paparoscopic findings", Surg Endosc, 17, pp. 2021 - 2024
7. Koch C.A, Greenlee S (2006), "Randomized prospective study of totally extraperitoneal inguinal hernia repair: Fization versus no fixation of mesh", JSLS-Journal of the Society of Laparoendoscopic Surgeons, 10, pp. 457 – 460
8. J. Li, X. Shao,T. Cheng (2019), "How I do it: the horizontal-bilateral unfolding method for self-gripping (Progrip) mesh placement in laparoscopic inguinal hernia repair", Hernia, 23, 4, 809-815
9. D. Lomanto (2019), "My TEP in primary uncomplicated inguinal hernia", Hernia, 23, 3, 615-616
10. Mahesh C Misra, Saressh Kumar,Virinder K Bansal (2008), "Total extraperitoneal (TEP) mesh repari of inguinal hernia in the developing world: comparison of low-cost indigenous balloon dissection versus direct telescopic dissection: a prospective randomized controlled study", Surg Endosc, 22, pp. 1947 - 1958
11. Malik A, Tulpur K.A,Soomro A.G (2015), "A walk along the learning curve of totally extraperitoneal (TEP) repair of Inguinal hernia", Surgery Current Research, pp. 2 - 3
12. R. R. Sheldon, W. S. Do, J. B. Weiss, D. M. Forte,V. Y. Sohn (2019), "Sage wisdom or anecdotal dictum? Equivalent opioid use after open, laparoscopic, and robotic inguinal hernia repair", Am J Surg, 217, 5, 839-842
13. Takata M.C,Duh Q.Y (2008), "Laparoscopic Inguinal Hernia Repair", Surg Clin North Am, 88, pp. 157 - 178
14. S. Techapongsatorn, A. Tansawet, W. Kasetsermwiriya, M. McEvoy, J. Attia, C. Wilasrusmee,A. Thakkinstian (2019), "Mesh fixation technique in totally extraperitoneal inguinal hernia repair - A network meta-analysis", Surgeon, 17, 4, 215-224.
15. M. Xu,S. Xu (2019), "Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials Comparing Lightweight and Heavyweight Mesh for Laparoscopic Total Extraperitoneal Inguinal Hernia Repair", Am Surg, 85, 6, 620-624.