XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CITRONELLAL TRONG TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GC-FID (Eucalyptus citriodora Hook)

Nguyễn Thị Tuyết Nhi1,, Huỳnh Thị Ngọc Nhung1, Nguyễn Ngọc Thể Trân1, Lâm Thanh Hùng 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tinh dầu bạch đàn chanh giàu citronellal thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Việc kiểm soát chất lượng tinh dầu, đặc biệt là loại dược dụng, là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của tinh dầu. Mục tiêu nghiên cứu: Chiết xuất tinh dầu bạch đàn chanh bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước. Xây dựng quy trình định lượng citronellal trong tinh dầu bạch đàn chanh chiết được bằng phương pháp sắc ký khí. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tinh dầu từ lá bạch đàn chanh được thu hái ở Long An vào tháng 5 năm 2019, khảo sát qui trình chiết tối ưu. Xây dựng qui trình định lượng citronellal bằng phương pháp sắc ký khí (GC, Gas Chromatography). Kết quả: Khảo sát các điều kiện chiết để đạt được thể tích và tính chất tinh dầu tối ưu: độ ẩm 16,3%, tỉ lệ nước/dược liệu là 6:1 (mL:g), nồng độ NaCl 2%, thời gian cất 1 giờ, tốc độ cất 2 mL/phút. Điều kiện sắc ký tối ưu: cột Agilent HP5 (kích thước 0,32 mm × 0,25 µm × 30 m), nhiệt độ tiêm mẫu: 250oC, tỉ lệ chia dòng: 1:10, nhiệt độ detector 280oC, thể tích tiêm mẫu 1 µL, khí mang: nitrogen, tốc độ dòng: 3 mL/phút. Chương trình nhiệt độ lò: 40oC (2 phút) tăng đến 100oC với tốc độ 10oC/phút, giữ khoảng 1 phút, đến 104oC tốc độ 2oC/phút, giữ khoảng 2 phút, đến 106oC tốc độ 2oC/phút, giữ khoảng 2 phút, đến 110oC tốc độ 40oC/phút, không giữ, đến 200oC tốc độ 40oC/phút và giữ trong 1 phút. Khoảng nồng độ tuyến tính 100-280 µg/mL , phương trình hồi qui y = 0,6589x + 21,015 với R2= 0,9982. Kết luận: Đã xác định được điều kiện tối ưu chiết xuất tinh dầu lá bạch đàn chanh đồng thời xây dựng và thẩm định qui trình định lượng citronellal trong tinh dầu bạch đàn chanh bằng phương pháp GC-FID.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Ngọc Dũng (2016), Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ lá cây bạch đàn bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, trường đại học Bà Rịa -Vũng Tàu.
2. Adilson Vidal Costa, Patricia Fontes Pinheiro, Vagner Tebaldi de Queiroz, Vando Miossi Rondelli, Andre Kulitz Marins, Wilson Rodrigues Valbon, Dirceu Pratissoli (2015), Chemical composition of essential oil from Eucalyptus citriodora leaves and insecticidal activity against Myzus persicae and Frankliniella schultzei, Journal of Essential Oil Bearing Plants, 18(2), pp.374–381.
3. Chippendale, George M. (1988), Myrtaceae–Eucalyptus - Angophora, Flora of Australia, 19, pp.106-107.
4. H Tolba, H Moghrani, A Benelmouffok, D Kellou, R Maachi (2015), Essential oil of algerian Eucalyptus citriodora: Chemical composition, antifungal activity, Journal de Mycologie Médicale, 25(4), pp.128-133.
5. K.D.Hill & L.A.S.Johnson (1995), Lemon-scented gum, Spotted gum, Telopea, 6(2-3), pp.388.
6. Lin SQ & Zhou ZL & Yin WQ (2016), Three new polyphenolic acids from the leaves of Eucalyptus citriodora with antivirus activity, Chemical and pharmaceutical bulletin, 64(11), pp.1641-1646.
7. Miguel et al. (2018), Antibacterial, antioxidant, and antiproliferative activities of corymbia citriodora and the essential oils of eight eucalyptus species, Medicines, 5(3), pp.61.
8. Singh H.P, Kaur S., Negi K., Kumari S., Batish V.S.D.R., Kohli R.K. (2012), Assessment of in vitro antioxidant activity of essential oil of Eucalyptus citriodora (lemon-scented eucalyptus, Myrtaceae) and its major constituents, LWT - Food Science and Technology, 48(2), pp.237-241.
9. S. Luqman, G. R. Dwivedi, M. P. Darokar, A. Kalra 1, S. P. S. Khanuja (2008), Antimicrobial activity of Eucalyptus citriodora essential oil, International Journal of Essential Oil Therapeutics, 2, pp.69-75.
10. Sue Clarke (2008), Essential Chemistry for Aromatherapy, 2nd edition.