KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Dương Khải1,, Nguyễn Thành Tấn 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng ống cổ tay (HC OCT) là một bệnh lý chèn ép thần kinh giữa tại cổ tay. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp của bệnh lý chèn ép thần kinh ngoại biên. Mục tiêu: Đánh giá kết quả lâm sàng của phẫu thuật nội soi giải phóng ống cổ tay (OCT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 62 bàn tay được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và được phẫu thuật nội soi tại BVĐK Trung ương Cần Thơ, thời gian từ 01/03/2019 đến 31/12/2019. Kết quả: Các bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay được phẫu thuật nội soi có chỉ số SSS (Symptom Severity Scale) và FSS (Functional Status Scale) cải thiện ở tuần lễ đầu tiên sau mổ tốt hơn tuần thứ 4. Chiều dài trung bình vết mổ là 1,2±0,1cm; thời gian trở lại công việc là 10,9±2,1 ngày. Không ghi nhận biến chứng tổn thương gân, mạch máu và thần kinh. Có 2 trường hợp tái phát phải mổ lại bằng phương pháp mổ mở. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn so với phương pháp mổ mở.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Adriani, N; Vasiliadis, H. S. (2015). Endoscopic and open release similarly safe for the treatment of carpal tunnel syndrome. A systematic review and Meta-analysis. PLoS One Journal, 12(10), 208 - 226.
2. Aksekili, M. A. (2015). Comparison of early postoperative period electrophysiological and clinical findings following carpal tunnel syndrome: is EMG necessary? International Journal of Clinical and Experimental medicine, 8(4), 6267 - 6271.
3. Bình, N. T., & Ngọc, B. T. (2016). Biến đổi dẫn truyền thần kinh giữa ở bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay. Tạp chí nghiên cứu Y học, 1(99), 24 - 31.
4. Chow, J. C. (2006). Endoscopic Carpal Tunnel Release: Chow technique. Technique in Orthopaedics, 20(1), 19 - 29.
5. Demirtas, U. A. (2012). Carpal tunnel decompression: Two different Mini-incision Techniques. European review for Medical and pharmacological Sciences, 16, 533 - 538.
6. Dongqing, Z. (2015). Endoscopic versus open carpal tunnel release for idiopathic carpal tunnel syndrome: a meta-analysis of randomized controlled trials. Journal of Orthopaedic Surgery and Research, 233 - 245.
7. Gulistan, H., & Saliha, D. (2015). Splinting is effective for night only symptomatic carpal tunnel syndrome patients. Journal of Physical Therapy Science, 4(27), 993 - 996.
8. Gurpinar, Tahsin; Polat, Baris; Polat, A. E. (2019). Comparison of open and endoscopic carpal tunnel surgery regarding clinical outcomes complication and return to daily life: A prospective comparative study. Pakistan Journal Medical Sciences, 35(6), 1532 - 1537.
9. Hoan, N. L., & Huy, N. T. (2017). Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược Học Cần Thơ, Số chuyên đề hội nghị khoa học kỹ thuật bệnh viện, 31 - 36.
10. Jame, H. C. (2012). Carpal Tunnel Syndrome. In T. S. Canale, & H. J. Beaty, Campell's Operative Orthopaedics (pp. 3637 - 3650). Elsevier Mosby.
11. Kasundra, G. M. (2015). Carpal tunnel syndrome: Anlyzing efficacy and utility of clinical test and various diagnostic modalities. Journal of Neurosciences in Rural Practice, 4(6), 504 - 510.
12. Oh, M. T. (2017). Morphologic change of nerve and symtom relief are similar after miniincision and endoscopic carpal tunnel release: a randomized trial. BMC Musculoskeletal Disorders, 18(1), 1 - 8.
13. Tang, C. Q. (2017). Long-term outcome of carpal tunnel release surgery in patients with severe carpal tunnel syndrome. The Bone & Joint Journal, 99B(10), 1348 - 1353.
14. Toàn, P. V. (2012). Đánh giá kết quả phẫu thuật hội chứng ống cổ tay bằng phương pháp kinh điển tại Bệnh viện Cam Ranh từ 04/2008 đến 04/2011. Tạp chí Y học Việt Nam, 5, 115 - 118.