TỶ LỆ VÀ KẾT CỤC SẢN KHOA Ở THAI PHỤ CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Ngũ Quốc Vĩ1,, Trần Khánh Nga1, Lâm Đức Tâm1, Đàm Văn Cương1, Lưu Thị Thanh Đào 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) thay đổi từ 2 đến 25% ở các thai phụ trên toàn thế giới. Bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng nhất là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam với tỷ lệ dao động từ 8,1 – 18,3%. Bệnh ít có triệu chứng nên cần tầm soát để phát hiện bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ và kết cục thai kỳ ở thai phu có đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả trên 1291 thai phụ có tuổi thai từ 24 đến 28 tuần đến khám bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ từ tháng 04/2018 đến 07/2019. Kết quả: tỷ lệ ĐTĐTK kỳ là 8,8% (113 trường hợp). Kết cục sản khoa ở thai phụ có đái tháo đường: Sinh ngả âm đạo 20,2%, mổ lấy thai 79,8%. Nguyên nhân mổ lấy thai: đau vết mổ cũ 44,6%, suy thai 32,5%, chuyển dạ ngưng tiến triển 19,3%, tiền sản giật 3,6%. Tuổi thai chấm dứt thai kỳ < 37 tuần là 23,1 %, ≥ 37 tuần là 76,9%. Biến chứng mẹ: đa ối 1,9%, tiền sản giật 2,9%, sinh non 23,1%, sinh con ≥ 4000g là 9,6%, suy thai trong chuyển dạ 26%. Cân nặng của trẻ <2500g là 6,7%; ≥ 4000g là 9,6%, 2500g - <4000g là 83,7%. Kết luận: cần tầm soát ĐTĐTK thường quy ở tất cả thai phụ khám thai, tỷ lệ mổ lấy thai cao ở nhóm có ĐTĐTK.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Ngọc Duyên (2019), “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 23(2), tr. 95 - 100.
2. Lại Thị Ngọc Điệp (2014), “Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan trên thai 24 – 28 tuần tại huyện Châu Thành – tỉnh Kiên Giang”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 50 – 75.
3. Nguyễn Thị Lệ Hằng (2015), “Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện An Bình”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 20(5), tr. 134- 139.
4. Trương Thị Quỳnh Hoa (2017), “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 21(1), tr. 74 - 79.
5. Trương Thị Ái Hòa (2018), “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện quận 2”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 22(1), tr. 22 - 28.
6. Vũ Bích Nga (2009), ”Nghiên cứu ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo đương thai kỳ và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị”, Luận văn Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Châu Hoàng Sinh (2018), “Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018”, Hội nghị Khoa Học Công Nghệ - Bệnh viện Quận Thủ Đức lần IV, trang 342 – 348.
8. Lê Thị Thanh Tâm (2017), “Nghiên cứu phân bố - một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ”, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, trang 54 - 80
9. Nguyễn Thị Phương Yến (2018), “Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược TP.HCM, trang 34 - 49.
10. ACOG (2018), “Gestational Diabetes Mellitus”, ACOG Practice Guidelines, Bulletin 190(1), pp. 1- 16.
11. ADA (2019), “Standards of medical care in diabetes”, Diabetes Care, 39(1), pp. 36 - 94.
12. Anuurad E. (2003), “The new BMI Criteria for Asian by the Regional Office for Western Parcific Region of WHO are suitable for screening of overweight to prevent Metabolic Syndrome in elder Japanese workers”, Journal of Occupational Heath, 45(1), pp. 335 - 343.
13. Siew M.C. (2018), “Prevalence and risk factors of gestational diabetes mellitus in Asia: asystematic review and meta-analysis”, BMC Pregnancy Childbirth.2018; 18: 494.
14. WHO (2018), “Diagnosis of gestational diabetes in pregnancy”, The WHO Reproductive Health Library, 1, pp. 1 - 5.
15. Zhu Y. (2016), “Prevalence of Gestational Diabetes and Risk of Progression to Type 2Diabetes: a Global Perspective”, Curr Diab Rep (2016), 16: 7.