NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CÂY RAU MÁ (Centella asiatica L. – Apiaceae) THU HÁI TẠI CẦN THƠ

Nguyễn Vinh1,, Lê Thị Thủy Ngọc1, Đặng Cao Nguyên1, Thạch Trần Minh Uyên1, Dương Thị Trúc Ly1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rau má - Centella asiatica (L.), họ Apiaceae – là một loài rau phổ biến ở Việt Nam. Bài báo trình bày cách chiết xuất, phân lập, tinh chế, xác định cấu trúc hợp chất phân lập được từ phần trên mặt đất của Rau má thu hái tại Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: Phân lập và xác định được cấu trúc một hợp chất từ Rau má đã thu hái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phần trên mặt đất của Rau má thu hái tại Cần Thơ. Nguyên liệu được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 50%. Các chất trong dịch chiết cồn được hấp phụ vào than hoạt và giải hấp phụ bằng methanol. Cao methanol được tách thành các phân đoạn bằng sắc ký cột chân không. Thu chất tinh khiết từ phân đoạn bằng cách kết tinh lại. Cấu trúc chất này được xác định bằng cách so sánh thông tin về điểm chảy và dữ liệu phổ 1H-NMR với các tài liệu chuyên ngành. Kết quả: Một chất tinh khiết đã được phân lập và xác định là acid palmitic. Kết luận: Kết quả góp phần vào việc so sánh thành phần hóa học của Rau má giữa các địa phương tạo cở sở cho việc mở rộng phạm vi ứng dụng của Rau má tại Cần Thơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tất Lợi (2006), Cây rau má, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tr 631-632.
2. Chong N.J. and Aziz Z. (2011), A systematic review on the chemical constituents of Centella asiatica, Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences, 2(3), pp 445-459.
3. Gohil K.J., Patel J.A. and Gajjar A.K. (2010), Pharmacological Review on Centella asiatica: A Potential Herbal Cure-all, Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, 72(5), pp 546-556.
4. Govindan G. (2007), A Bioactive Polyacetylene Compound Isolated from Centella asiatica, Planta Medica, 73(6), pp 597-599.
5. Haynes W.M. (2015), CRC Handbook of Chemistry and Physics 95th Edition, CRC Press LLC, Boca Raton.
6. Oydefi O.A. and Afolayan A.J. (2005), Chemical composition and Antibacterial activity of the Essential oil of Centella asiatica Growing in South Africa, Pharmaceutical Biology, 43(3), pp 249-252.
7. P. Puttarak, P. Panichayupakaranant (2012), Factors affecting the content for pentacyclic triterpenes in Centella asiatice raw materials, Pharmaceutical Biology, 5(12), pp 1508-1512.
8. Qin L.P., Ding R.X., Zhang W.D. and et al (1998), Essential oil from Centella asiatica and its antidepressant activity, Di Er Jun Yi Da Xue Xue Bao, 19 (2), pp 186-187.
9. The metabolomics innovation centre (2016), 1H-NMR Spectrum (HMDB0000220), Biological Magnetic Resonance Data Bank.
10. Zheng, L. Qin (2007), Chemical components of Centella asiatica and their bioactivities, Journal of Chinese Integrative Medicine, 5(3), pp 348-351.